Tamitop

  • Trang chủ
  • Làm Đẹp
  • Sức khỏe
  • Công nghệ
  • Thời trang
  • Đời sống
  • Tìm kiếm
X
Trang chủ » Sức khỏe

Răng bọc sứ bị đau nhức – Nguyên nhân và cách khắc phục

Sau khi bọc răng sứ bạn sẽ có cảm giác bị ê nhẹ trong vài ngày đầu đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy cơn đau kéo dài, ngày càng khó chịu thì bạn cần đến nha khoa thăm khám ngay. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân vì sao bọc răng sứ bị đau nhức và đưa ra cách khắc phục hiệu quả nhất.

Mục lục

  • 1. Các nguyên nhân khiến răng bọc sứ bị đau nhức
    • Không điều trị viêm tủy trước khi bọc răng sứ
    • Bệnh sâu răng, nha chu chưa được điều trị triệt để
    • Chỉnh khớp cắn trong quá trình bọc sứ không chuẩn
    • Răng sứ chế tác không chuẩn
    • Vật liệu làm răng sứ không tốt
    • Chất liệu keo nha khoa bị rò rỉ
    • Thói quen sinh hoạt xấu
    • Chế độ ăn uống không phù hợp
    • Răng yếu
    • Nướu chưa kịp thích nghi
  • 2. Cách khắc phục cảm giác đau nhức sau khi bọc răng sứ
    • Cách khắc phục tại nhà
    • Cách khắc phục tại nha khoa
  • 3. Cách chăm sóc răng sau bọc răng sứ để tránh bị đau nhức
    • Chăm sóc răng miệng cẩn thận
    • Chế độ ăn uống hợp lý
    • Thăm khám nha khoa định kỳ

1. Các nguyên nhân khiến răng bọc sứ bị đau nhức

Bọc răng sứ ngày càng được nhiều người ưa chuộng giúp bạn sở hữu ngay hàm răng trắng sáng, đều, sát khít chuẩn thẩm mỹ. Ngoài ra, đây là giải pháp hữu ích với trường hợp răng bị khiếm khuyết như răng thưa, mọc lệch, mẻ vỡ, ố vàng,…

Bác sĩ sẽ mài lớp men răng bên ngoài với tỷ lệ nhất định. Sau đó thì chụp mão răng sứ lên trên bao bọc phần răng thật. Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của răng và tủy. Tùy cơ địa mỗi người, bạn có thể bị ê nhẹ trong 1- 2 ngày đầu. Điều này là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu thấy dấu hiệu ê buốt quá nặng, đau nhức liên tục nhiều ngày thì bạn cần đến nha khoa uy tín để kiểm tra.

Trên thực tế, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng bọc sứ bị đau nhức do nhiều yếu tố khác nhau. Điển hình là:

Không điều trị viêm tủy trước khi bọc răng sứ

Không điều trị viêm tủy trước khi bọc răng sứ là nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất dẫn đến răng bọc sứ bị ê buốt, đau nhức. Viêm tủy không chữa dứt điểm sẽ ngày càng lan rộng, thậm chí là hoại tử, tấn công vào dây thần kinh kích ứng. Từ đó tạo ra những cơn đau dữ dội. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, mất ăn mất ngủ, sức khỏe ngày càng suy nhược.

Tất nhiên, không phải trường hợp nào bọc sứ cũng cần điều trị tủy viêm. Vậy nên để hiểu rõ tình trạng sức khỏe răng miệng, bạn tìm địa chỉ nha khoa uy tín và thăm khám một cách cẩn thận.

Xem thêm: Vì sao răng bọc sứ bị viêm tủy, chữa như thế nào?

Bệnh sâu răng, nha chu chưa được điều trị triệt để

Nhiều người cũng gặp tình trạng bị bệnh sâu răng, nha chu nhưng khi bọc sứ lại chưa điều trị triệt để. Với sâu răng, khi không nạo sạch hết vết sâu trước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục tấn công đến tủy, gây viêm tủy. Những trường hợp nặng còn bị áp xe và hỏng răng.

Còn với bệnh nha chu không chữa tận gốc mà vẫn tiến hành bọc răng sứ sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng. Nguy hiểm hơn là mất luôn răng thật. Khi bị viêm nha chu, nướu của người bệnh có xu hướng tụt khỏi chân răng, không thể giữ răng cố định chắc chắn trên cung hàm.

Muốn khắc phục hiệu quả, bác sĩ cần kiểm tra, thăm khám cẩn thận để nắm rõ tình trạng sức khỏe. Sau đó lên phương án điều trị triệt để trước khi bọc sứ.

Hỏi đáp: Răng sâu nặng có bọc sứ được không?

Chỉnh khớp cắn trong quá trình bọc sứ không chuẩn

Răng bọc sứ bị đau nhức, ê buốt có thể xuất phát từ việc bác sĩ chỉnh khớp cắn không chuẩn khi thực hiện. Thao tác chỉnh khớp cắn không chính xác gây tình trạng răng bị vướng cộm hoặc đau khớp thái dương hàm ngay cả khi bạn không ăn nhai. Nếu không điều trị ngay có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng thật về sau.

Răng sứ chế tác không chuẩn

Quy trình làm răng sứ cơ bản là bác sĩ mài nhỏ phần thân răng thành cùi răng với tỷ lệ thích hợp. Sau đó khách hàng được lấy dấu cùi răng để làm mão răng sứ bên ngoài. Tuy nhiên trong trường hợp răng sứ chế tác không chuẩn, không khít với nướu, thức ăn mắc vào gây viêm. Khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh tiếp xúc với cùi răng bên trong sẽ gây ra nhức buốt. Do vậy để chắc chắn có được hàm răng sứ chuẩn nhất, bạn cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín.

Vật liệu làm răng sứ không tốt

Sự phát triển vượt trội của ngành nha khoa hiện nay đã giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. Đó là các loại răng sứ từ Nhật Bản, Đức, Hoa Kỳ,… Tuy nhiên nếu răng sứ làm từ vật liệu kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng sẽ không đảm bảo tính thẩm mỹ. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, răng dễ bị ê buốt, đau nhức khi tiếp xúc với thực phẩm nóng lạnh. Vật liệu răng sứ không tốt còn làm tăng nguy cơ răng sứ bị sứt mẻ, ảnh hưởng đến cùi răng bên trong.

Xem thêm: Mão răng sứ là gì? Các loại mão răng sứ phổ biến hiện nay

Chất liệu keo nha khoa bị rò rỉ

Một nguyên nhân khác cũng có thể làm răng bọc sứ bị đau nhức là chất liệu keo nha khoa không đảm bảo. Nó sẽ bị rò rỉ ra bên ngoài, thậm chí còn dễ khiến răng sứ rớt ra bên ngoài.

Thói quen sinh hoạt xấu

Không ít người trong chúng ta vẫn đang duy trì một số thói quen xấu làm ảnh hưởng đến răng sứ. Ví dụ như dùng răng để xé bao bì, cạy mở nắp chai, cắn bút bi, cắn móng tay, nghiến răng,… Tất cả điều này sẽ tác động lên răng làm răng sứ chịu áp lực lớn, sinh ra đau nhức.

Chế độ ăn uống không phù hợp

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền của răng sứ. Nếu bạn thường xuyên ăn thực phẩm quá dai, cứng, rắn, đồ ăn quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng tiêu cực đến răng. Ngoài ra, việc không chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công làm hư hỏng cùi răng bên trong.

Răng yếu

Một số người có nền răng quá yếu mà không biết, bác sĩ cũng chủ quan. Do vậy sau khi bọc răng sứ sẽ xảy ra tình trạng đau nhức, ê buốt. Thông thường nền răng yếu, muốn bọc răng sứ sẽ được bác sĩ cân nhắc cẩn thận.

Nướu chưa kịp thích nghi

Những ngày đầu vừa lắp mão sứ, phần mô nướu của bạn trở nên nhạy cảm hơn, có thể xảy ra tình trạng đau nhức. Điều này được thể hiện rõ nhất khi ăn uống. Hãy để cho nướu và bản thân một khoảng thời gian thích nghi. Tuy nhiên sau đó mà cơn đau vẫn tiếp diễn, bạn cần đến nha khoa kiểm tra gấp.

2. Cách khắc phục cảm giác đau nhức sau khi bọc răng sứ

Răng bọc sứ bị đau nhức có thể làm dịu nhờ các phương pháp đơn giản tại nhà. Nhưng nếu thấy tình trạng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến nha khoa để được thăm khám, điều trị sớm và tránh các biến chứng không mong muốn.

Cách khắc phục tại nhà

– Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu cảm thấy khó chịu với những cơn đau do răng bọc sứ gây ra, bạn có thể nhờ bác sĩ điều trị kê một số loại thuốc giảm đau. Điển hình trong đó là Ibuprofen, Acetaminophen. Tuy nhiên hãy uống đúng liều lượng để tránh gây ra tác dụng phụ.

– Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có khả năng loại bỏ vi khuẩn cũng như làm sạch chất nhờn bám quanh răng sứ. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý đóng chai tiện lợi. Hoặc cách khác là tự pha 2 thìa muối với chút nước ấm, độ loãng vừa phải. Sau đó thì súc miệng trong khoảng 1 phút đến khi thấy tốt hơn.

– Chườm đá lạnh

Cách giảm đau tạm thời hiệu quả nhất phải kể đến phương pháp chườm đá lạnh. Bạn cho vài viên đá vào khăn mềm sạch. Sau đó chườm lên khu vực má có phần răng sứ bị đau. Tuyệt đối không được chườm trực tiếp lên vị trí bọc răng sứ, bởi nó sẽ khiến cảm giác đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.

– Dùng hàm bảo vệ

Nếu trường hợp sau khi bọc răng sứ bị đau nhức do bạn vẫn chưa thể khắc phục được tật nghiến răng thì cách tốt nhất là đeo hàm bảo vệ. Dụng cụ này giúp các răng tránh va chạm trực tiếp vào nhau khi ngủ.

Cách khắc phục tại nha khoa

Nếu tình trạng răng bọc sứ bị đau nhức vẫn kéo dài không phải do những nguyên nhân chủ quan, bạn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra. Sau đó xác định xem hiện tượng này do sai lệch khớp cắn, kỹ thuật bọc răng sứ bị kênh, răng sứ kém chất lượng,… Với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định tháo răng sứ ra để điều chỉnh lại. Còn nếu phát hiện do bệnh lý về răng miệng gây ra, bạn cần điều trị triệt để trước khi lắp lại răng sứ.

3. Cách chăm sóc răng sau bọc răng sứ để tránh bị đau nhức

Nếu biết cách chăm sóc răng sứ chuẩn nhất, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin, không bị đau nhức, giữ được độ bền trong thời gian dài.

Chăm sóc răng miệng cẩn thận

Trước tiên, bạn cần chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng hàng ngày. Hãy chọn loại bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm mại để tránh làm tổn thương nướu. Nếu có thể, bạn mua bàn chải điện với nhiều tính năng hữu ích. Khi chải răng chú ý làm sạch cẩn thận cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai. Bạn cũng đừng quên làm sạch cả lưỡi vì nơi đây tụ lại nhiều vụn thức ăn, vi khuẩn. Đánh răng đều đặn ngày 2 lần vào sáng và tối.

Để giúp loại bỏ mảng bám tốt hơn, bạn nên dành chút thời gian sử dụng chỉ nha khoa cọ sạch kẽ răng. Cuối cùng là dùng nước súc miệng làm sạch vi khuẩn triệt để lần nữa.

Chế độ ăn uống hợp lý

Sau khi bọc răng sứ, bạn nên hạn chế các đồ ăn quá cứng hoặc quá dai dễ làm tổn thương đến cùi răng bên trong. Hãy ưu tiên những loại thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt.

Thăm khám nha khoa định kỳ

Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn nên đến nha khoa thăm khám 6 tháng/lần để làm sạch vôi răng, mảng bám. Như vậy chúng sẽ không thể ảnh hưởng đến chân răng bọc sứ. Ngoài ra còn dễ phát hiện những điều bất thường khác.

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình nha khoa đòi hỏi kỹ thuật cao. Vậy nên khi làm răng sứ, bạn cần tìm hiểu đầy đủ thông tin, chọn địa chỉ thực sự uy tín, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm để sở hữu hàm răng chuẩn đẹp như ý.

 

Chia sẻ
Sản phẩm bán chạy

Bài viết nổi bật

Niềng răng có ảnh hưởng tới phát âm, giọng nói không?

Niềng răng có ảnh hưởng tới phát âm, giọng nói không?

Niềng răng tại nhà là gì? Tiềm ẩn những rủi ro nào?

Niềng răng tại nhà là gì? Tiềm ẩn những rủi ro nào?

Bị khâu niềng răng cạ vào mồm phải làm sao?

Bị khâu niềng răng cạ vào mồm phải làm sao?

Bí quyết tăng cân cho người niềng răng​

Bí quyết tăng cân cho người niềng răng​

6 trường hợp niềng răng không cần cắm minivis

6 trường hợp niềng răng không cần cắm minivis

Bài viết nên xem
  • Tắm cho bé sơ sinh bằng gì là tốt nhất?
  • Trẻ sơ sinh mấy ngày nên tắm 1 lần?
  • Nên tắm cho bé vào thời điểm nào để không bị cảm?
  • Kem chống hăm nào tốt cho bé sơ sinh?
  • Trẻ bị hăm cổ chữa thế nào?

Video

Các loại lá tắm chữa rôm sảy, mẩn ngứa cho bé

  • Bí quyết dân gian trị rụng tóc hiệu quả
  • Quy trình niềng răng chuẩn Hoa Kỳ tại nha khoa Thúy Đức
Tamitop

Mang đến cho bận những thông tin tham khảo hữu ích về mọi lĩnh vực.

Liên hệ

Mọi thông tin liên hệ hợp tác & quảng cáo vui lòng gửi đến tamitop@gmail.com

Chuyên mục
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Công nghệ
  • Đời sống
↑