Nhiều người nghĩ răng thưa thì khi niềng răng thưa không cần nhổ răng? Điều này có hoàn toàn chính xác? Thực ra chức năng cơ bản của niềng răng chính là để kéo các răng gần sát khít với nhau và về đúng vị trí như mong muốn. Nếu băn khoăn niềng răng thưa có cần nhổ răng không thì tìm hiểu ngay thông tin dưới đây nhé!
Mục lục
Nguyên nhân gây thưa răng
Răng thưa là tình trạng các răng nằm xa khoảng cách nhau, giữa các răng có khoảng trống từ nhỏ đến lớn. Bạn có thể gặp răng thưa ở vị trí: hai răng cửa hàm trên, thưa toàn bộ hàm trên, thưa toàn bộ hàm dưới hoặc là thưa cả hai hàm.
Các nguyên nhân gây thưa răng xuất phát từ nhiều yếu tố và tác động lên từng trường hợp khác nhau:
– Với trường hợp thưa hai răng cửa trên: Nguyên nhân do tình trạng phanh môi, làm thưa hai răng. Trước khi niềng răng sẽ cần tác động tới phần mô để giải quyết triệt để vấn đề.
– Với trường hợp kích thước răng nhỏ qua so với cung hàm làm cho các răng nằm cách xa nhau.
– Với trường hợp thiếu một vài răng bẩm sinh, các răng tự dàn ra để lấp khoảng trống của răng bẩm sinh đó.
– Thưa răng cũng có thể do thói quen xấu như đẩy lưỡi. Khi nuốt, lưỡi các bạn đẩy ra làm cho răng càng ngày càng thưa.
Răng thưa ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ khi bạn giao tiếp hoặc mỉm cười với người khác. Bên cạnh đó, khoảng trống giữa các răng thực sự làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề răng miệng. Nhiệm vụ của răng ngoài chức năng ăn nhai còn giữ cho nướu răng luôn được bảo vệ. Khi lộ nướu dễ dẫn tới các tổn thương như bạn cắn quá mạnh chẳng hạn. Thức ăn lâu ngày mắc kẹt giữa các kẽ răng, tích tụ vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây bệnh sâu răng.
Răng thưa và không chuẩn khớp cắn tạo gánh nặng cho xương hàm, khả năng nhai giảm sút. Tình trạng kéo dài vô tình ảnh hưởng đến cả dạ dày, hệ tiêu hoá. Cũng bởi những hậu quả nghiêm trọng như trên nên với người có hàm răng thưa, các chuyên gia khuyên niềng răng càng sớm càng tốt.
Niềng răng thưa có cần nhổ răng không?
Niềng răng thưa là phương pháp sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung hoặc bộ khay trong suốt giúp dịch chuyển các răng về đúng vị trí trên cung hàm, kéo sít răng lại với nhau chuẩn đẹp nhất.
Nhiều người băn khoăn không biết niềng răng thưa có cần nhổ răng không. Thực ra điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố. Thứ nhất là phụ thuộc vào độ hô của bạn, hô nhẹ, hô trung bình hay hô nặng, phức tạp. Thứ hai là phụ thuộc vào số lượng răng thưa cũng như vị trí của các răng. Thông thường, nếu là răng thưa chỉ cần đóng khít khe răng là vừa đẹp. Tuy nhiên có trường hợp đi kèm với răng thưa còn bị hô nhiều thì bác sĩ sẽ tính toán và quyết định xem cần nhổ răng hay không. Điều này vừa để cải thiện tình trạng trên mà còn giảm độ hô hiệu quả.
Vậy nên với câu hỏi niềng răng thưa có cần nhổ răng không cần có sự thăm khám một cách chính xác nhất vì nhổ răng là việc rất quan trọng.
Nếu cần nhổ răng khi niềng có ảnh hưởng gì không?
Ngoài vấn đề niềng răng thưa có cần nhổ răng không thì nhổ răng khi niềng có ảnh hưởng gì không cũng được nhiều người đặc biệt quan tâm. Trước khi nhổ, bác sĩ sẽ luôn cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng và chọn răng chỉ định là răng ít quan trọng. Vậy nên nhổ răng khi niềng răng sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân.
Theo các chuyên gia, niềng răng không nhổ răng được ưu tiên nhằm bảo tồn răng thật, tránh ảnh hưởng đến dây thần kinh quan trọng. Còn nếu chỉ định không còn phương pháp khác, bác sĩ sẽ khám tổng quan, chụp phim X – quang. Sau đó chọn vị trí răng phù hợp, không làm thay đổi hay ảnh hưởng đến khuôn mặt, sức khoẻ. Hiện nay các thiết bị hiện đại hỗ trợ cũng giúp quá trình diễn ra nhanh chóng, an toàn và được thực hiện trong môi trường vô trùng tuyệt đối.
Niềng răng thưa có những phương pháp nào?
Niềng răng thưa là lựa chọn tuyệt vời giúp thu hẹp khoảng cách giữa các răng, đưa chúng về đúng vị trí khớp cắn thông qua các khí cụ. Khí cụ chỉnh nha có thể hệ thống mắc cài, dây cung hoặc khay niềng trong suốt. Từ đó phân chia ra các phương pháp niềng răng là: niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt.
Niềng răng thưa mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng truyền thống nhưng vẫn được chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả. Cấu tạo của chúng gồm mắc cài, dây cung cố định trong rãnh mắc cài nhờ dây thun. Loại thun này có độ đàn hơi cao giúp quá trình chỉnh nha diễn ra liên tục.
Hiện nay, niềng răng mắc cài chia làm 2 loại là mắc cài thường và mắc cài tự buộc.
- Niềng răng mắc cài thường: Sử dụng dây thun buộc dây cung vào từng mắc cài cho mỗi chiếc răng.
- Niềng răng mắc cài tự buộc: Sử dụng nắp trượt (hoặc chốt tự động) giúp giữ dây cung trong mắc cài. Khi đó dây cung trượt tự do trong rãnh giúp giảm tối đa lực ma sát lên các răng, rút ngắn thời gian trị liệu.
Niềng răng mắc cài nói chung có ưu điểm là mang lại hiệu quả niềng răng thưa rất tốt dù là đơn giản hay phức tạp. Mức chi phí cũng thấp hơn so với phương pháp khác. Tuy nhiên tính thẩm mỹ không được đánh giá cao khi để lộ các khí cụ ra bên ngoài, làm cho bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp.
Niềng răng thưa mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp vẫn sử dụng mắc cài, dây cung tương tự như mắc cài kim loại. Chỉ khác là phần mắc cài làm từ chất liệu sứ cao cấp, màu sắc tương đồng với màu răng.
Hiện nay, niềng răng mắc cài sứ gồm: mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự đóng. Trong đó, mắc cài sứ tự đóng vượt trội về thiết kế nhờ nắp trượt tự động giúp điều chỉnh lực lên răng ổn định, giảm ma sát mài mòn.
Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ là tính thẩm mỹ tốt hơn khi mắc cài tương đồng với màu răng. Nếu không để ý quá kỹ thì sẽ không ai phát hiện bạn đang chỉnh nha. Điều này giúp khách hàng cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp. Ngoài ra thiết kế được cải tiến ít gờ cạnh nên không vướng víu hay gây đau môi, má.
Nhiều người vẫn lầm tưởng mắc cài sứ sẽ dễ vỡ khi va chạm mạnh. Điều này không chính xác vì theo các chuyên gia, độ cứng của mắc cài sứ chỉ đứng sau kim cương. Chúng không hề dễ tổn hại như vậy.
Niềng răng thưa trong suốt
Niềng răng trong suốt thời gian gần đây được nhiều người yêu thích và thảo luận say sưa. Không có gì ngạc nhiên khi chúng đem tới cảm giác “niềng như không niềng”. Chỉ cần đeo một khay niềng trong suốt là bất kỳ ai cũng không nhận ra bạn đang chỉnh nha. Tuỳ thuộc vào tình trạng mỗi người, bạn được nha khoa cung cấp một bộ từ 20 – 48 khay niềng dành cho từng giai đoạn. Tất cả đều được bác sĩ lên tiến trình cụ thể và chính xác nhất.
Không cần hệ thống dây cung, mắc cài hay thường xuyên đi siết lại lực niềng răng, bạn có thể thoải mái tháo khay để ăn uống hay vệ sinh răng miệng.
Hiện nay, niềng răng trong suốt có 3 thương hiệu lớn là: Invisalign của Mỹ, Ecligner của Hàn Quốc và 3D Clear. Trong đó, niềng răng Invisalign nổi tiếng hơn cả khi xuất hiện tại hơn 90 quốc gia và mang tới 10 triệu nụ cười hoàn hảo. Công ty này còn kết nối với phần mềm Clincheck có thể thấy được kết quả niềng răng của khách hàng trong tương lai.
Niềng răng trong suốt sở hữu nhiều ưu điểm như: tính thẩm mỹ cao nhất trong các phương pháp. Thoải mái ăn uống, vui chơi, giao tiếp mà không sợ bung tuột mắc cài. Tuy nhiên mức chi phí của chúng cũng cao nhất.
Đọc chi tiết: Hiệu quả của niềng răng thưa trong suốt
Thời gian niềng răng thưa mất bao lâu?
Nếu thắc mắc thời gian niềng răng mất bao lâu thì không có một mốc chính xác. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng răng thưa nặng hay nhẹ, cấu trúc xương hàm mỗi người, mắc cài mà bạn sử dụng. Thông thường, mỗi ca niềng răng dao động từ 1,5 – 2 năm và được bác sĩ tính toán một cách chính xác nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng thưa:
– Độ tuổi niềng răng: Nếu trẻ em niềng răng thưa trong độ tuổi từ 12 – 16 tuổi thì quá trình này diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn so với người trưởng thành.
– Tình trạng sai lệch khớp cắn: Nếu răng của bạn không chỉ thưa mà khớp cắn bị hô, lệch hay móm thì mức độ sẽ phức tạp hơn. Đặc biệt, với người bị bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu,… thời gian niềng sẽ còn lâu hơn bình thường. Trước khi tiến hành chỉnh nha, bác sĩ cần tiến hành điều trị khỏi bệnh lý trên.
– Chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng: Sau khi niềng răng, bạn chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống, tránh ăn các đồ quá cứng, quá dẻo, dính sẽ làm bung tuột mắc cài. Như vậy có thể làm gián đoạn quá trình răng dịch chuyển, kéo dài thời gian trị liệu.
– Kỹ thuật chỉnh nha của bác sĩ: Niềng răng là phương pháp tương đối phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề giỏi, giàu kinh nghiệm. Còn ngược lại, nếu không đủ chuyên môn thì khả năng chuẩn đoán bị sai lệch, kéo dài thời gian chỉnh nha.
Đọc thêm: Chia sẻ kinh nghiệm niềng răng thưa
Niềng răng thưa là phương pháp hiệu quả hàng đầu hiện nay giúp khắc phục khoảng trống giữa các răng, đưa hàm về chuẩn khớp cắn. Điều này vừa đạt hiệu quả thẩm mỹ mà còn tốt cho sức khoẻ bản thân. Về câu hỏi niềng răng thưa có cần nhổ răng không hi vọng những thông tin trên đã giải đáp cụ thể cho bạn. Chúc mọi người sớm sở hữu hàm răng trắng, chuẩn, đều đẹp như mong muốn nhé!
Theo: Nhakhoathuyduc.com.vn