Niềng răng vẫn được biết là phương pháp hàng đầu hiện nay giúp bạn giải quyết tình trạng răng bị hô, vẩu, lệch lạc bao gồm cả răng thưa hiệu quả. Tuy nhiên vì chưa trải qua nên nhiều người băn khoăn không biết: Niềng răng thưa có đau không? Bao gồm những công nghệ nào cụ thể? Dưới đây các chuyên gia giải đáp câu hỏi trên để bạn cảm thấy vững tâm hơn nhé.
Mục lục
Niềng răng thưa là gì?
Trước hết, bạn cần biết răng thưa là tình trạng có khe hở giữa các răng với mức độ sai lệch khác nhau. Nguyên nhân xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, răng quá nhỏ so với cung hàm. Hoặc do hậu quả của việc mất răng quá sớm.
Hiện nay có nhiều phương pháp khắc phục răng thưa như trám răng, bọc răng sứ, niềng răng. Trong đó, niềng răng vẫn được các chuyên gia đánh giá cao nhất về tính hiệu quả và bền vững.
Niềng răng thưa là phương pháp sử dụng hệ thống các mắc cài, dây cung hoặc khay niềng răng suốt tác động lực lên răng. Từ đó giúp răng dịch chuyển từng chút một về đúng vị trí như mong muốn, lấp đầy khoảng trống và sát khít nhau.
Các phương pháp niềng răng thưa hiện nay
Niềng răng thưa không chỉ có một mà bao gồm nhiều phương pháp khác nhau là: niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài (trong suốt). Trong niềng răng mắc cài phân chia tiếp thành niềng răng mắc cài kim loại và niềng răng mắc cài sứ. Tìm hiểu thêm các thông tin dưới đây nhé.
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng truyền thống được đánh giá cao về hiệu quả. Cấu tạo của chúng gồm mắc cài làm từ vật liệu như thép không gỉ, có dây cung cố định trong rãnh mắc cài nhờ thun buộc. Loại thun này sở hữu độ đàn hồi cao, đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra liên tục.
Niềng răng mắc cài kim loại có 2 dạng phổ biến là: niềng răng mắc cài thường và niềng răng mắc cài tự buộc.
- Niềng răng mắc cài thường: Dùng dây thun buộc dây cung vào từng mắc cài cho mỗi chiếc răng.
- Niềng răng mắc cài tự buộc: Thiết kế nắp trượt hiện đại hơn giúp giữ dây cung trong mắc cài. Dây cung sẽ trượt tự do trong rãnh mắc cài giúp giảm tối đa lực ma sát lên răng, rút ngắn thời gian niềng răng.
Ưu điểm của mắc cài kim loại
- Cải thiện hiệu quả tình trạng răng thưa từ đơn giản đến phức tạp
- Làm cho khuôn mặt trở nên hài hoà hơn
- Mức chi phí ưu đãi nhất
Hạn chế của mắc cài kim loại
- Tính thẩm mỹ chưa cao do vẫn để lộ các khí cụ
- Có thể chưa quen trong thời gian đầu
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ có cấu tạo, chức năng tương tự như mắc cài kim loại. Điểm khác là phần mắc cài làm từ chất liệu sứ cao cấp, có màu sắc trùng với màu răng nên tính thẩm mỹ tốt hơn. Niềng răng mắc cài sứ chia làm: mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự đóng (tự động). Trong đó, mắc cài sứ tự đóng sẽ vượt trội hơn hẳn về mặt thiết kế, giúp điều chỉnh lực lên răng đều đặn và hiệu quả. Bên cạnh đó, dây cung mắc cài sứ chia làm 2 loại là: dây cung làm từ niken trong và dây cung làm từ kim loại.
- Mắc cài sứ dây trong: Tính thẩm mỹ cao hơn khi không lộ ra bên ngoài.
- Mắc cài sứ dây kim loại: Khả năng chịu lực lớn hơn nhưng lại dễ lộ hơn khi giao tiếp.
Ưu điểm của mắc cài sứ
- Tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài kim loại
- Giúp bạn cảm thấy tự tin khi giao tiếp
- Chất liệu sứ nguyên chất an toàn với cơ thể
- Cấu tạo của mắc cài sứ ít gờ cạnh nên không gây vướng hay đau môi, nướu.
Hạn chế của mắc cài sứ
- Chi phí sẽ đắt hơn so với mắc cài kim loại
Tìm hiểu: Quy trình niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt được đánh giá là phương pháp hiện đại nhất đang trở thành “cơn sốt” với những ai muốn chỉnh nha. Bạn thường xuyên gặp các cụm từ như: “niềng răng vô hình”, “niềng như không niềng”,… chính là để chỉ công nghệ mới nhất này.
Thay vì sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, dây chun thì điều bạn cần chỉ là một bộ khay niềng trong suốt. Số lượng mỗi bộ là từ khoảng 20 – 48 khay khác nhau tuỳ tình trạng mỗi người. Nhờ được làm từ những chất liệu đặc biệt nên khay niềng ôm sát khít vào từng chiếc răng hoàn toàn không lộ dấu vết thẩm mỹ. Đặc biệt, bạn có thể tháo ra, lắp vào khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng quá tiện lợi.
Hiện nay, niềng răng trong suốt gồm 3 thương hiệu lớn là: Invisalign của Mỹ, Ecligner của Hàn Quốc và 3D Clear. Trong đó, niềng răng Invisalign nổi tiếng hơn cả khi đã có mặt tại hơn 90 quốc gia và mang tới hơn 10 triệu nụ cười hoàn hảo cho khách hàng. Công ty Align Technology cũng là hãng đầu tiên ứng dụng công nghệ số hoá 3D, dựa vào phần mềm Clincheck thấy được kết quả trong tương lai của khách hàng sau khi niềng. Bên cạnh đó, Ecligner và 3D Clear cũng dần phổ biến và đáp ứng nhu cầu khách hàng có điều kiện tài chính eo hẹp hơn so với Invisalign.
Ưu điểm của niềng răng trong suốt
- Tính thẩm mỹ cao nhất trong các phương pháp
- Bạn hoàn toàn thoải mái, tự tin khi giao tiếp
- Không sợ bị tình trạng bung tuột mắc cài, dây cung
- Không sợ tổn thương má, nướu
- Dễ dàng tháo khay niềng khi vệ sinh và ăn uống
Hạn chế của niềng răng trong suốt
- Mức chi phí cao nhất trong các phương pháp
Xem thêm: Niềng răng thưa nhẹ có nhanh không, chi phí bao nhiêu?
Niềng răng thưa có đau không?
Răng thưa làm cho khuôn mặt mất đi tính thẩm mỹ, cân đối, làm nhiều người cảm thấy ngại ngùng khi giao tiếp. Ngoài ra, khoảng cách giữa các răng lớn dễ làm thức ăn bị kẹt lại gây khó chịu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi,… Dù răng thưa ở mức độ nhẹ hay nặng thì niềng răng vẫn được chuyên gia đánh giá cao nhất về mặt hiệu quả cũng như thẩm mỹ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết: Niềng răng thưa có đau không?
Như bạn đã biết thì các phương pháp niềng răng hiện nay rất đa dạng. Với niềng răng mắc cài, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi căng tức, khó chịu trong thời gian đầu. Sau đó thì mọi việc sẽ bình thường. Điều này là do sự dịch chuyển của răng tiến dần về vị trí như mong muốn theo đúng phác đồ điều trị. Nó hoàn toàn là dấu hiệu tích cực với quá trình niềng răng của bạn. Nếu niềng răng mà không có cảm giác đau nhức nghĩa là răng không dịch chuyển hay niềng răng không hiệu quả.
Với niềng răng không mắc cài hay niềng răng trong suốt nhờ được ứng dụng công nghệ hiện đại hơn, bạn chỉ cần một khay nhựa là mọi vấn đề đều được giải quyết. Cũng tương tự như chỉnh nha mắc cài ở trên, niềng răng thưa trong suốt thời gian đầu có cảm giác hơi cộm và hơi đau nhức nhưng nó hoàn toàn nằm trong ngưỡng đau mà bạn chịu đựng được. Các chuyên gia cũng công nhận rằng, sử dụng khay niềng sẽ ít gây đau nhức hơn so với mắc cài kim loại. Hay nói chính xác là bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Mỗi khay niềng dịch chuyển răng từng chút một, sau đó được thay một khay khác cho giai đoạn mới. Đeo nhiều thậm chí bạn còn không nhận ra cảm giác và không nghĩ là mình đang niềng răng luôn nhé.
Đọc thêm: Chia sẻ kinh nghiệm niềng răng thưa A-Z
Một số giải pháp hạn chế đau nhức khi niềng răng thưa
Nếu trong quá trình niềng răng thưa mà bạn cảm thấy khó chịu quá thì có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây ngay tại nhà. Điều này sẽ giúp mọi thứ dễ chịu hơn và bạn không còn bị ám ảnh nữa.
Chườm đá lạnh
Cách giảm đau đơn giản và hiệu quả hàng đầu dành cho người mới niềng răng chính là chườm đá lạnh. Chúng ngay lập tức “đóng băng” quanh vị trí má và loại bỏ cơn đau. Bạn lấy vài viên đá rồi cho vào khăn sạch và chườm xung quanh. Nhớ đừng dùng đá viên trực tiếp đặt vào khoang miệng sẽ phản tác dụng, thậm chí gây bỏng. Bạn chườm khoảng 5 – 10 phút rồi nghỉ một chút, sau đó mới chườm tiếp.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Một mẹo giảm đau khác hiệu quả không kém là dùng nước muối ấm. Bạn chuẩn bị 1 cốc nước ấm, cho khoảng 1 thìa muối nhỏ vào, khuấy tan. Sau đó súc miệng trong khoảng 60s để loại bỏ tình trạng trên nhé.
Dùng sáp nha khoa
Trong thời gian đầu, nhất là dùng niềng răng mắc cài chưa quen, bạn có thể gặp tình trạng các vết loét hoặc nhiệt cọ xát. Khi đó, sáp nha khoa được ví như “cứu cánh” vô cùng tuyệt vời. Chúng hạn chế tổn thương và bảo vệ các bộ phận bên trong khoang miệng.
Trước tiên, bạn rửa sạch tay bằng xà phòng, lau khô. Rồi vo viên sáp bé như hạt ngô, ấn vào mắc cài. Nếu muốn ăn cơm hoặc vệ sinh răng miệng thì bạn cho sáp ra. Đến khi ăn xong thì tiếp tục dùng miếng sáp khác vo viên như bình thường.
Một số lưu ý khác khi niềng răng thưa mắc cài
Nếu đang áp dụng phương pháp niềng răng thưa với mắc cài, bạn nên chú ý một số điều dưới đây để cảm thấy thoải mái, phòng tránh những sự cố nhé.
Chế độ chăm sóc răng miệng
– Chọn bàn chải phù hợp
Vì trong miệng đang có nhiều khí cụ nên quá trình chăm sóc răng miệng cần sự tỉ mỉ hơn trước. Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng sản phẩm dành cho người niềng răng như bàn chải kẽ, bàn chải rãnh, bàn chải điện với đầu nhỏ gọn, lông mềm, dễ di chuyển. Hãy đánh răng từ 2 – 3 lần/ngày ngay sau bữa ăn để loại bỏ sớm nhất thức ăn thừa cũng như mảng bám còn sót lại. Chú ý chải cẩn thận xung quanh mắc cài. Chải cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng. Thời gian đánh răng khoảng 2 phút. Nếu dùng bàn chải điện sẽ có cả chế độ hẹn giờ cho bạn nhé.
– Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước
Sử dụng chỉ nha khoa là bước tiếp theo để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám tốt hơn. Bạn dùng 1 đoạn chỉ mảnh dài khoảng 20 – 40cm rồi dùng tay luồn vào các kẽ răng, xung quanh khí cụ khéo léo. Nếu có điều kiện hơn thì dùng thêm máy tăm nước. Sản phẩm này dùng áp lực của nước tác động vào kẽ răng, nhất là những răng ở sâu như răng hàm số 6,7,8.
– Dùng nước súc miệng
Đợi khi đã hoàn thiện công đoạn ở trên, bạn dùng nước súc miệng cho khoang miệng sạch sẽ nhất. Hãy chọn sản phẩm chứa flouride để bảo vệ, giảm ê buốt và giúp răng chắc khoẻ hơn nhé.
Chế độ ăn uống hợp lý
Trong thời gian đầu khi niềng răng mắc cài, bác sĩ nha khoa khuyên nên sử dụng một số món ăn mềm, mịn, nhuyễn như cháo, súp, bún, miến,… Điều này giúp cho hàm răng không phải vận động quá nhiều ảnh hưởng đến khí cụ. Bên cạnh đó, hãy tránh đồ ăn quá cứng, giòn hay dai nhé.
Các loại thực phẩm nên dùng khi niềng răng thưa mắc cài
- Đồ ăn mềm như cơm nấu chín mềm, miến, mì,…
- Thực phẩm làm từ sữa như: sữa chua, phô mai, bơ,…
- Các món ăn từ trứng như: trứng luộc, trứng chiên,… vì chứa nhiều vitamin D tốt cho răng
- Các loại bánh mì, bánh ngọt xốp mềm không có hạt cứng…
- Các món ăn từ thịt gà, thịt heo, cá, hải sản được nấu mềm, hầm,…
- Các loại rau củ quả luộc chín mềm như rau cải, khoai tây, đỗ luộc,…
- Nước ép trái cây, sinh tố, hoa quả mềm,…
Các loại thực phẩm nên tránh khi niềng răng thưa mắc cài
- Món ăn quá dẻo hoặc dai như xôi, bánh nếp,…
- Món ăn quá cứng, giòn như kẹo cứng, cánh gà chiên, đùi gà chiên, xương,…
- Món ăn cần nhai nhiều như ngô luộc, táo,…
- Những đồ quá nóng như lẩu, canh nóng hoặc quá lạnh.
Niềng răng thưa có đau không hoàn toàn dựa vào tình trạng cơ địa cũng như cảm nhận của mỗi người. Những thông tin ở trên đã giải đáp cũng như mách bạn phương pháp giảm đau nhức một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, hãy chọn địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo đúng kỹ thuật và quá trình diễn ra nhẹ nhàng, an toàn nhé.
Theo: Niengkhongnhorang.vn