Tamitop

  • Trang chủ
  • Làm Đẹp
  • Sức khỏe
  • Công nghệ
  • Thời trang
  • Đời sống
  • Tìm kiếm
X
Trang chủ » Làm đẹp » Niềng răng

Trường hợp nào cần nhổ răng số 4 để niềng răng?

Muốn niềng răng nhưng phải nhổ răng số 4, điều này có cần thiết không? Vì sao lại cần nhổ răng? Nhổ răng trong trường hợp nào? Có sợ ảnh hưởng hay xảy ra biến chứng gì nguy hiểm? Nếu bạn đang rơi vào tình trạng tương tự hoặc muốn tìm hiểu cụ thể hơn về niềng răng nhổ răng số 4 thì đường bỏ qua những thông tin quan trọng dưới đây nhé.

Mục lục

  • Vị trí và vai trò của răng số 4 với toàn hàm
  • Vì sao khi niềng răng cần nhổ răng số 4?
  • Những trường hợp nào cần nhổ răng số 4 để niềng răng?
  • Những trường hợp nào không cần nhổ răng số 4 để niềng răng?
  • Nhổ răng số 4 có đau không, có nguy hiểm không?
  • Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nhổ răng số 4
    • Một số phản ứng sau khi nhổ răng
    • Cách chăm sóc sau khi nhổ răng số 4

Vị trí và vai trò của răng số 4 với toàn hàm

Xét về vị trí, răng số 4 là răng cối nhỏ thứ nhất trên cung hàm, hay có tên khác “răng tiền hàm”. Chúng bao gồm tổng cộng 4 chiếc và được chia đều cho hai hàm trên và hai hàm dưới. Răng số 4 có hình mũ nấm, kích thước tương đối nhỏ, nhọn về 4 góc răng. Nếu đếm từ răng cửa vào trong thì răng nằm ở vị trí thứ tư, cạnh răng nanh số 3 và răng hàm số 5.

Xét về vai trò của răng số 4 sẽ cần trải qua 2 giai đoạn là giai đoạn mọc răng sữa và giai đoạn khi răng trưởng thành. Bởi vì ở mỗi thời điểm thì răng số 4 đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau.

– Giai đoạn răng sữa: Răng số 4 chủ yếu nghiền nát các loại thức ăn, giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Ở giai đoạn này, giọng nói và phát âm cũng đang hoàn thiện nên răng số 4 đóng vai trò hỗ trợ việc phát âm là chính. Ngoài ra, răng số 4 sẽ giữ khoảng cách cho răng vĩnh viễn khi chúng mọc lên.

– Giai đoạn răng trưởng thành: Răng số 4 kết hợp cùng răng số 5 vẫn đảm nhận chức năng ăn, nghiền xé thức ăn nhưng với số lượng nhiều hơn. Bên cạnh đó, chúng không chỉ cải thiện mà còn nâng cao tính thẩm mỹ cho cả hàm răng và khuôn mặt.

Vì sao khi niềng răng cần nhổ răng số 4?

Như bạn đã biết thì niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung,… nhằm tạo lực nhất định đưa các răng về đúng vị trí trên cung hàm như mong muốn. Thời gian chỉnh nha kéo dài trong khoảng 1.5 – 2 năm tuỳ tình trạng của mỗi người. Sau khi hoàn thiện, bạn sẽ có hàm răng chuẩn đẹp nhất, vừa đảm bảo chức năng ăn nhai, vừa đẹp về thẩm mỹ.

Mỗi răng trên cung hàm sẽ đảm nhận vai trò khác nhau. Ví dụ như răng cửa dùng để cắn thức ăn, răng cối nhỏ để xé thức ăn, răng hàm nhai nhỏ thức ăn. Mọi thứ hoạt động trơn tru, hài hoà đảm bảo cho thức ăn được tiêu hoá tốt nhất, dạ dày cũng không bị tạo thêm gánh nặng. Tuy nhiên trong một số trường hợp răng bị hô, móm, lệch lạc, khấp khểnh,… đã ảnh hưởng đến sai lệch khớp cắn. Điều này có thể dẫn tới các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,… đồng thời cho bạn cảm thấy tự ti khi giao tiếp.

Muốn niềng răng, bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể trước. Trong một số trường hợp, răng số 4 được chỉ định nhổ bỏ vì chúng nằm giữa cung hàm. Việc làm này là để tạo khoảng trống đặt khí cụ cũng như giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí chuẩn xác hơn. Bên cạnh đó, dù không có răng số 4 thì chức năng ăn nhai hay nghiền thức ăn vẫn được thực hiện tốt.

Răng số 4 có kích thước nhỏ hơn răng hàm khác nên khoảng trống nhổ răng được đóng khít nhờ lực tác động của mắc cài. Tuy nhiên, nhổ răng số 4 cũng cần lưu ý khi mà mỗi loại răng đảm nhận chức năng và vai trò riêng cũng như ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ răng miệng.

Những trường hợp nào cần nhổ răng số 4 để niềng răng?

Theo các chuyên gia, trước khi niềng răng thì những trường hợp sau cần phải nhổ răng số 4 nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu.

– Răng hô nặng: Là dạng sai khớp cắn nghiêm trọng có thể nhận biết bởi các đặc điểm như hàm trên nhô ra quá mức so với hàm dưới, khi nhìn nghiêng miệng nhô ra khiến cho gương mặt mất cân đối. Việc nhổ răng số 4 sẽ giúp kéo cụm răng cửa vào, hàm răng trở nên hài hoà, thẩm mỹ.

– Răng móm nặng: Là dạng sai khớp cắn nghiêm trọng khi ngậm miệng răng hàm trên phủ bên ngoài răng hàm dưới. Tình trạng này ảnh hưởng đến khuôn mặt và đặc biệt còn cản trở hoạt động ăn nhai.

– Răng lệch lạc: Là tình trạng răng mọc chen chúc nhau, không theo hàng lối. Nguyên nhân chủ yếu bởi khung xương hàm quá nhỏ không đủ chỗ cho các răng mọc lên đúng vị trí.

Tuỳ theo từng trường hợp, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân đi chụp phim X – quang hoặc quét máy hiện đại để kiểm tra tổng thể. Sau đó mới chỉ định nên nhổ răng số 4 hay không.

Những trường hợp nào không cần nhổ răng số 4 để niềng răng?

Nhiều người băn khoăn không biết có phải ai muốn niềng răng cũng phải nhổ răng số 4? Như đã phân tích ở trên thì chỉ một số trường hợp phức tạp thì bạn cần loại bỏ răng số 4 mới chỉnh nha nhanh chóng và hiệu quả.

Bên cạnh đó, những trường hợp không cần nhổ răng số 4 bao gồm: răng thưa, răng bị sai lệch khớp cắn không quá lớn, răng khấp khểnh hoặc lệch lạc ở mức độ nhẹ, răng bị hô móm không nghiêm trọng.

Hoặc với trẻ chưa thay hết răng sữa thì bác sĩ cũng hạn chế nhổ răng số 4 vì hàm răng của trẻ còn nhiều chỗ trống, vẫn mềm và dễ điều chỉnh mà chưa cần nhổ răng.

Nói chung, việc có cần nhổ răng số 4 hay không sẽ được các bác sĩ kiểm tra cẩn thận và cân nhắc nhằm giúp bạn đạt hiệu quả niềng răng tốt nhất.

Nhổ răng số 4 có đau không, có nguy hiểm không?

Nghe đến nhổ răng một số người cảm thấy hơi e ngại vì sợ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như tổn hại dây thần kinh. Thực tế thì nhổ răng chỉ là thủ thuật nhỏ trong nha khoa. Trước khi niềng răng, việc nhỏ răng giúp tạo khoảng trống để sắp xếp lại các răng, đưa chúng về đúng vị trí, sát khít và lấp đầy vị trí răng số 4 đã nhổ. Nhổ răng số 4 cũng không phải trồng răng hay lo vấn đề tiêu xương do mất răng.

Quá trình nhổ răng số 4 đảm bảo an toàn nếu được thực hiện bởi bác sĩ có kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm dày dặn kết hợp với trang thiết bị hiện đại nhất. Nếu chọn nhổ răng tại nha khoa uy tín, quá trình này diễn ra lần lượt theo các bước, vừa không đau và hạn chế tối đa biến chứng.

Các bước nhổ răng số 4 chuẩn Y khoa như sau:

– Bước 1: Bác sĩ chỉ định bạn xét nghiệm đầy đủ các chỉ số như máu chảy, máu đông,…

– Bước 2: Tiếp theo tiến hành chụp phim X – quang kết hợp với máy quét dấu răng iTero 5D (chỉ có ở nha khoa hiện đại) để xác định chính xác vị trí của răng xem có gần dây thần kinh hay không. Từ đó đưa ra các phương pháp nhổ răng phù hợp.

– Bước 3: Y tá và bác sĩ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng và tiêm thuốc tê quanh vị trí răng số 4. Thuốc tê giúp bạn cảm thấy thoải mái, không còn đau khi nhổ răng.

– Bước 4: Bác sĩ sẽ bắt đầu quá trình nhổ răng số 4 cẩn thận, tỉ mỉ dưới sự trợ giúp của thiết bị hiện đại.

– Bước 5: Hoàn tất việc nhổ răng. Bác sĩ sẽ cho bạn đơn thuốc và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà. Thông thường sau khoảng 1 tuần thì vết thương sẽ lành trở lại.

Để quá trình nhổ răng số 4 diễn ra an toàn, thuận lợi nhất, bạn nên tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín. Đặc biệt tay nghề của bác sĩ quyết định đến 80% sự phục hồi của răng. Bác sĩ sở hữu kinh nghiệm, chuyên môn tốt kết hợp cơ sở vật chất hiện đại sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, phòng tránh tối đa các rủi ro. Với sự phát triển của ngành nha khoa hiện nay, việc nhổ răng số 4 không còn đau hay làm bạn lo lắng như trước.

Đọc thêm: Nhổ 4 cái răng cùng lúc để niềng răng có ảnh hưởng gì không?

Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nhổ răng số 4

Theo các chuyên gia, sau khi nhổ răng số 4, vết thương sẽ lành nhanh nhất sau khoảng 1 tuần, các lỗ nhổ răng được lấp đầy sau khoảng 3 – 4 tuần. Tuy nhiên thời gian phục hồi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cách bạn chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng. Nếu sau khi nhổ răng số 4 mà còn cảm thấy lo lắng thì tìm hiểu thêm một số phản ứng của cơ thể và cách chăm sóc chính xác nhất nhé.

Một số phản ứng sau khi nhổ răng

– Phản ứng đau: Sau khi thuốc tê đã hết tác dụng, bạn sẽ có phản ứng đau. Tuy nhiên cường độ đau ra sao còn tuỳ thuộc vào cơ địa, sức chịu đựng của mỗi người. Có người đau nhiều, có người đau ít. Nếu mà cảm thấy khó khăn thì bạn uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé.

– Chảy máu: Sau khi nhả bông gòn, máu có thể rỉ thêm một chút trong vài giờ. Bạn có thể tự thay bông gòn khác đến khi máu ngưng chảy hoàn toàn. Không nên súc miệng mạnh ít nhất 6h sau khi nhổ răng hoặc ngậm nước muối.

– Bị sưng: Tình trạng này có thể xảy ra ở mức độ nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đây không phải là dấu hiệu nhiễm trùng mà hoàn toàn bình thường sau khi phẫu thuật.

Cách chăm sóc sau khi nhổ răng số 4

– Mẹo giảm sưng đau: Bạn thấm ướt nước qua khăn bông hoặc vải sạch. Sau đó bọc khoảng 2 – 3 viên đá. Chườm nhẹ nhàng ở vùng má bị sưng trong khoảng 10 phút. Tiếp theo thì nghỉ ngơi một chút rồi chườm tiếp. Như vậy sẽ giúp giảm bớt cơn đau cũng như tình trạng sưng.

– Về ăn uống: Bạn vẫn có thể ăn uống bình thường. Chỉ cố gắng tránh nhai ở nơi nhổ răng để khỏi tách rời cục máu đông, tránh thức ăn nhét vào lỗ chân răng. Hoặc nếu mà thấy ăn uống khó khăn, bạn dùng thức ăn mềm, lỏng, mịn như cháo, súp, uống nhiều nước lọc, nước trái cây và đừng ăn thức ăn nóng.

– Về nghỉ ngơi: Sau khi nhổ răng, bạn nên dành 1 ngày để nghỉ ngơi hoàn toàn, chú ý chế độ ăn uống của mình cho phù hợp giúp nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

– Những lưu ý khác bạn cần biết

  • Không được đẩy lưỡi hay đưa dụng cụ vào vết thương
  • Không khạc nhổ liên tục, súc miệng nước muối ít nhất 6 tiếng sau nhổ răng
  • Không hút thuốc, uống rượu sau khi nhổ răng ít nhất là 48 giờ vì các hoá chất trong rượu, thuốc lá có thể gây ra các biến chứng khác
  • Nhớ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Đến tái khám nếu thấy có dấu hiệu bất thường như chảy máu nhiều hoặc bị sưng lớn trong thời gian dài

Niềng răng nhổ răng số 4 hoàn toàn không nguy hiểm như nhiều người vẫn lầm tưởng. Đây chỉ là bước đệm, là tiền đề giúp quá trình chỉnh nha diễn ra hiệu quả nhất. Điều quan trọng là bạn chọn được địa chỉ nha khoa uy tín nhất. Bên cạnh đó, hãy trang bị đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho mình một sức khoẻ và trạng thái tâm lý tốt nhé. Như vậy thì nhổ răng số 4 sẽ chỉ là thủ thuật rất nhỏ không có gì phải đáng ngại nữa.

Theo: Niengkhongnhorang.vn

Chia sẻ
Sản phẩm bán chạy

Bài viết nổi bật

Niềng răng có ảnh hưởng tới phát âm, giọng nói không?

Niềng răng có ảnh hưởng tới phát âm, giọng nói không?

Niềng răng tại nhà là gì? Tiềm ẩn những rủi ro nào?

Niềng răng tại nhà là gì? Tiềm ẩn những rủi ro nào?

Bị khâu niềng răng cạ vào mồm phải làm sao?

Bị khâu niềng răng cạ vào mồm phải làm sao?

Bí quyết tăng cân cho người niềng răng​

Bí quyết tăng cân cho người niềng răng​

6 trường hợp niềng răng không cần cắm minivis

6 trường hợp niềng răng không cần cắm minivis

Bài viết nên xem
  • Tắm cho bé sơ sinh bằng gì là tốt nhất?
  • Trẻ sơ sinh mấy ngày nên tắm 1 lần?
  • Nên tắm cho bé vào thời điểm nào để không bị cảm?
  • Kem chống hăm nào tốt cho bé sơ sinh?
  • Trẻ bị hăm cổ chữa thế nào?

Video

Các loại lá tắm chữa rôm sảy, mẩn ngứa cho bé

  • Bí quyết dân gian trị rụng tóc hiệu quả
  • Quy trình niềng răng chuẩn Hoa Kỳ tại nha khoa Thúy Đức
Tamitop

Mang đến cho bận những thông tin tham khảo hữu ích về mọi lĩnh vực.

Liên hệ

Mọi thông tin liên hệ hợp tác & quảng cáo vui lòng gửi đến tamitop@gmail.com

Chuyên mục
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Công nghệ
  • Đời sống
↑