Răng móm là một trong những khuyết điểm của răng có thể khắc phục bằng chỉnh nha. Đây là phương pháp tối ưu giúp cải thiện hoàn toàn vấn đề thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng, mang lại sự tự tin trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vậy thời gian niềng răng móm trong bao lâu? Những yếu tố quyết định tới thời gian niềng răng móm là gì?
Mục lục
Răng móm là gì?
Móm được xem là một dạng sai lệch khớp cắn, tạo nên tương quan hai hàm không theo tự nhiên khi hàm răng dưới có xu hướng chìa ra phía trước, trùm lên hàm răng trên.
Răng móm nhẹ là trường hợp răng hàm dưới chờm ra ngoài răng hàm trên khoảng 1 – 3 mm. Nếu nhìn mặt nghiêng thì khó có thể phát hiện ra người bị móm răng mà chỉ khi cười mới thấy rõ nhất.
Răng móm nặng là khi các răng hàm dưới đưa ra phía trước quá nhiều, trên 3 mm. Trường hợp này hai hàm có thể không chạm được vào nhau và cằm đưa ra ngoài khiến cho khuôn mặt thiếu cân đối, hài hòa.
Răng móm cũng giống như các trường hợp sai lệch khớp cắn khác, đều gây khó khăn trong quá trình ăn nhai cũng như vệ sinh răng miệng. Hơn nữa những người gặp phải tình trạng này thường có tâm lý thiếu tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng tới công việc, học tập.
Niềng răng hiện là phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Tuy nhiên không phải trường hợp răng móm nào cũng áp dụng được.
Khi xương hàm của bạn vẫn phát triển bình thường nhưng các răng hàm dưới mọc lệch, chìa ra ngoài quá mức, hoặc các răng hàm trên mọc quặp vào bên trong, bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp niềng răng để điều chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Với các trường hợp răng bị móm nặng do xương hàm thì niềng răng hầu như không có hiệu quả. Khi đó, bạn nên thực hiện phẫu thuật chỉnh hàm móm. Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cả răng và xương thì cần tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm trước rồi sau đó niềng răng để sắp xếp lại các răng trên cung hàm.
Để biết chính xác tình trạng của bản thân, bạn cần đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và chụp phim X-quang.
Đọc thêm: Có những cách nào để khắc phục tình trạng răng móm?
Thời gian niềng răng móm là bao lâu?
Thời gian niềng răng móm trung bình là từ 1.5 – 2 năm để hàm răng được điều chỉnh gọn gàng, cân đối trở lại. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng vậy. Có những ca niềng răng móm phải hơn 2 năm mới được tháo niềng bởi tình trạng khá nghiêm trọng. Nhưng cũng có những ca chỉ cần hơn 1 năm là đã có kết quả mỹ mãn.
Có thể nói thời gian niềng răng móm phụ thuộc vào tình trạng móm, đặc điểm của răng, sự thích nghi của người niềng, kỹ thuật của bác sĩ và nhiều yếu tố khác.
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới thời gian niềng răng móm?
Thời gian niềng răng móm trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:
Độ tuổi niềng răng: Theo các chuyên gia, độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng là từ 11 – 16 tuổi, khám tiền chỉnh nha từ 6 – 10 tuổi. Việc niềng răng giai đoạn này rất tốt cho sự phát triển nụ cười của trẻ. Lúc này, xương hàm đang trong giai đoạn phát triển, việc đưa răng về vị trí mong muốn sẽ dễ dàng hơn so với độ tuổi trưởng thành, khi xương hàm đã phát triển hoàn thiện, cứng chắc.
Tình trạng răng: Mức độ phức tạp của tình trạng răng miệng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Nếu hàm dưới của bạn không bị chìa ra trước nhiều thì thời gian sẽ được rút ngắn và ngược lại. Trường hợp nặng sẽ mất thời gian lâu hơn do phải xử lý nhiều vấn đề cũng một lúc. Ngoài ra, người có nền xương chắc thì thời gian đeo hàm duy trì sau khi tháo mắc cài ngắn hơn. Nếu nền xương yếu người niềng răng buộc phải đeo hàm duy trì sau khi tháo mắc cài trong thời gian dài hơn để răng được cố định vững chắc tại vị trí mới.
Phương pháp niềng răng: Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian niềng răng móm. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm cũng như hạn chế nhất định. Chẳng hạn, niềng răng mắc cài kim loại sẽ có ưu thế là tạo lực liên tục và ổn định nhưng tính thẩm mỹ không bằng loại mắc cài sứ. Trong khi đó, niềng răng không mắc cài với các khay niềng trong suốt mang lại nhiều tiện lợi, tháo lắp dễ dàng, vệ sinh thoải mái nhưng chi phí lại khá cao. Để rút ngắn thời gian điều trị bạn có thể lựa chọn niềng răng mắc cài tự động.
Xem chi tiết: Niềng răng móm không mắc cài có hiệu quả không?
Chế độ sinh hoạt ăn uống: Vấn đề này cũng ảnh hưởng tới thời gian niềng răng. Bạn cần áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, không nên cố nhai những đồ cứng quá hoặc dai quá dễ gây bung mắc cài, ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ niềng răng. Bạn cũng nên bỏ các thói quen xấu như cắn móng tay, xỉa tăm,…bởi chúng sẽ ảnh hưởng xấu tới tiến trình niềng răng.
Quan trọng không kém là bạn nên tái khám đúng lịch hẹn. Điều này sẽ giúp bác sĩ kiểm soát được tình trạng răng khi đeo niềng, tiến độ dịch chuyển của răng có đúng với phác đồ hay không? Hay có những vấn đề gì cần chỉnh sửa để khắc phục kịp thời.
Các phương pháp niềng răng móm
Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay thì các phương pháp niềng răng được cải tiến rất nhiều để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Có 2 phương pháp mà bạn có thể lựa chọn là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt.
Niềng răng mắc cài
Mắc cài kim loại thường
- Chất liệu lành tính, an toàn cho sức khỏe
- Lực tác động lên răng đều và ổn định
- Khắc phục được tình trạng răng móm từ đơn giản đến phức tạp
- Tuy nhiên tính thẩm mỹ không cao, có thể gây tổn thương mô mềm trong miệng
Mắc cài kim loại tự động
- Thời gian niềng nhanh hơn mắc cài kim loại truyền thống
- Giảm tình trạng bung tuột mắc cài
- Thiết kế nhỏ gọn, ít gây đau khi đeo
- Hạn chế là tính thẩm mỹ không cao, giá thành cao hơn mắc cài kim loại thường
Mắc cài sứ
- Chất liệu lành tính
- Tính thẩm mỹ cao, tự tin trong giao tiếp
- Tuy nhiên thời gian niềng lâu hơn
- Thiết kế dày hơn mắc cài kim loại nên có thể gây cộm vướng hơn
Mắc cài sứ tự động
- Lực tác động lên răng ổn định
- Tính thẩm mỹ cao
- Giảm tình trạng bung tuột mắc cài
- Hạn chế là giá thành cao hơn các loại mắc cài khác
Niềng răng trong suốt Invisalign
- Niềng răng vô hình mang lại sự tự tin cho bạn trong cả quá trình niềng
- Các khay niềng mềm, dẻo, đeo ít bị đau
- Dễ dàng tháo lắp vệ sinh, không khó như mắc cài
- Tháo ra ăn uống thoải mái, không cần kiêng khem
- Tuy nhiên đây là phương pháp có chi phí cao nhất. Nhưng nếu bạn muốn có quá trình niềng răng thoải mái, dễ chịu thì có thể cân nhắc phương pháp này.
Quy trình niềng răng móm diễn ra như thế nào?
Bước 1: Thăm khám tổng quan, chụp phim X-quang xác định rõ tình trạng răng
Bước 2: Bác sĩ lên phác đồ điều trị chi tiết, đưa ra các dự đoán về tốc độ dịch chuyển răng theo từng giai đoạn cụ thể
Bước 3: Tiến hành ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ trong trường hợp rủi ro xảy ra
Bước 4: Tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy dấu hàm dự trữ
Bước 5: Gắn mắc cài
Bước 6: Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
Bước 7: Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì để tránh răng bị chạy, xô lệch về vị trí cũ
Niềng răng móm cần lưu ý những gì?
Bên cạnh lưu ý về thời gian niềng răng, dưới đây là một số điều trước và sau khi niềng răng mà bạn cần quan tâm.
Trước khi niềng răng
Cần xác định được rõ tình trạng răng miệng như thế nào, nguyên nhân do đâu để có phương pháp điều trị phù hợp.
Lựa chọn một địa chỉ nha khoa tốt, chất lượng. Một trong những tiêu chí lựa chọn cơ sở nha khoa chính là đội ngũ chuyên môn. Bạn nên tìm hiểu xem đội ngũ bác sĩ đó có giỏi không? Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào? Kinh nghiệm nghề nghiệp của họ ra sao? Đồng thời tìm hiểu xem máy móc, trang thiết bị tại nha khoa đó có hiện đại hay không? Có được nhập khẩu từ các nước tiên tiến hay không? Một khi nắm được đầy đủ các thông tin như vậy thì mới đảm bảo được các điều kiện để bạn lựa chọn cơ sở nha khoa tốt cho mình. Một lưu ý quan trọng khác là bạn không nên ham những cơ sở nha khoa giá rẻ vì chất lượng có thể sẽ bị ảnh hưởng.
Sau khi niềng răng
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng là điều rất quan trọng đối với những người niềng răng. Bởi mắc cài, dây thun và lò xo khiến cho các mảng bám cũng như thức ăn dễ mắc vào, nếu không loại bỏ, làm sạch chúng thì sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh về răng miệng. Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám trong kẽ răng, sau đó súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch triệt để.
Sau khi niềng răng bạn chỉ nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai. Tránh những thực phẩm cứng, giòn, dai cần có một lực mạnh để cắn, vì chúng có thể làm rơi rụng mắc cài, ảnh hưởng tới tiến độ niềng răng. Hạn chế các loại đường và tinh bột vì dễ sinh ra các axit gây hại cho răng và các vấn đề về nướu răng.
Nếu mắc cài bị bung tuột thì không nên tự ý tháo gỡ, hãy lấy sáp nha khoa đặt vào vị trí đang gặp vấn đề để ngăn chặn tổn thương mô nướu. Sau đó hãy đến ngay nha khoa để bác sĩ điều chỉnh kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thời gian niềng răng.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về thời gian niềng răng móm. Để niềng răng hiệu quả, hãy chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng.