Theo các chuyên gia, thời gian niềng răng có thể kéo dài từ 1.5 – 2 năm tuỳ vào tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên đôi lúc mắc cài bị bung ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lúc này đừng nên hoảng loạn mà xử lý theo gợi ý của chúng tôi dưới đây nhé. Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu cụ thể xem bung mắc cài do đâu và cách nào để phòng chống tốt nhất.
Mục lục
Tìm hiểu niềng răng mắc cài là gì?
Niềng răng mắc cài là phương pháp sử dụng mắc cài làm bằng chất liệu kim loại hoặc sứ gắn lên bề mặt răng, kết hợp cùng dây cung và khí cụ khác tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn.
Hiện nay, niềng răng mắc cài được chia thành nhiều loại như: mắc cài kim loại thường, mắc cài kim loại tự buộc, mắc cài sứ thường, mắc cài sứ tự buộc. Tuỳ theo tình trạng sức khoẻ răng miệng và điều kiện của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên chọn phương pháp nào tốt nhất.
Đọc thêm: So sánh ưu nhược điểm giữa mắc cài kim loại thường và tự buộc
Cần làm gì khi mắc cài bị bung?
Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày sẽ phát sinh những điều ngoài ý muốn làm cho mắc cài bị bung ra. Chúng có thể gây khó chịu, xước hoặc nhiệt miệng. Nếu bạn không xử lý kịp thời thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn. Trước tiên hãy nhớ bảo vệ khoang miệng của mình trước rồi đến gặp bác sĩ nhé.
Có không ít trường hợp mặc dù mắc cài đã tuột ra hỏi dây cung nhưng vẫn nằm thẳng hàng trên dây cung mà nhìn thoáng qua khó phát hiện sự cố. Đặc biệt với các bạn nhỏ, bị tuột mắc cài đôi khi không hề hay biết. Vậy nên phụ huynh cần theo dõi thường xuyên để nhận ra vấn đề và sớm có cách can thiệp.
Để xử lý mắc cài bị bung, bạn có thể sử dụng 1 cây nhíp đã khử trùng sạch, sau đó ấn nó trở về vị trí đúng chuẩn trước khi chúng rơi hoặc ở giữa 2 răng. Tiếp theo vo viên 1 chút sáp nha khoa và ấn vào vị trí mắc cài bị bung nhằm giảm cọ xát giữa khí cụ với khoang miệng.
Mặc dù bung mắc cài không làm ảnh hưởng gì đến sức khoẻ nhưng lại cản trở quá trình niềng răng. Chúng còn khiến người bệnh cảm thấy lo lắng. Vậy nên khi gặp vấn đề trên, bạn đến ngay địa chỉ nha khoa chất lượng để bác sĩ gắn cố định lại cho chắc chắn nhé.
Những nguyên nhân chính làm mắc cài bị bung tuột
Niềng răng mắc cài được đánh giá là phương pháp hiệu quả áp dụng cho tất cả các trường hợp răng bị hô, vẩu, móm, mọc chen chúc, khấp khểnh,… từ nhẹ đến nặng. Trong thời gian chỉnh nha, các khí cụ sẽ hoạt động hết công suất nhằm đưa răng về đúng vị trí như mong muốn. Tuy nhiên vẫn có những yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài tác động làm mắc cài bị bung. Đó là do:
Chế độ chăm sóc, chải răng chưa đúng cách
Mắc cài có sự liên kết chặt chẽ với dây cung để tạo ra lực kéo hợp lý, ổn định lên thân răng, giúp nắn chỉnh nhanh chóng, hiệu quả. Cũng vì vậy bung mắc cài dễ xảy ra mà nguyên nhân là do bạn chăm sóc răng chưa đúng cách. Sử dụng bàn chải quá to, quá cứng, thường xuyên chải răng với lực mạnh, không nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ đều làm cho mắc cài bung ra khỏi dây cung.
Ăn uống chưa hợp lý
Vì trong khoang miệng có nhiều khí cụ nên việc ăn uống không chú ý cẩn thận làm cho mắc cài, dây cung bị ảnh hưởng. Sử dụng thực phẩm quá cứng, quá dai, quá nóng hoặc quá lạnh cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên.
Chọn mắc cài kém chất lượng
Một nguyên nhân quan trọng khác làm cho việc niềng răng của bạn gặp khó khăn, mất nhiều thời gian mà chưa đạt kết quả như ý là do chọn mắc cài kém chất lượng, địa chỉ nha khoa thiếu uy tín. Mắc cài kém dễ bị bong, dây thun nhanh bung tuột, thậm chí bị biến dạng.
Bác sĩ có tay nghề kém
Bác sĩ chính là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định ca niềng răng của bạn có thành công hay không. Đặc biệt bác sĩ niềng răng cần chuyên môn, kinh nghiệm cao hơn để lên phác đồ điều trị theo từng giai đoạn, có tay nghề vững vàng lắp các khí cụ, siết dây cung, mắc cài đúng chuẩn. Nếu bạn chọn phải bác sĩ kém cả về kiến thức, tay nghề thì chỉ trong thời gian ngắn mắc cài đã bung ra cũng không quá ngạc nhiên.
Những cách phòng ngừa mắc cài bị bung chuẩn nhất
Bị bung mắc cài là điều không ai muốn xảy ra nhưng thi thoảng bạn sẽ khó tránh. Nếu vậy thì cần phòng chống trước bằng những phương pháp đơn giản dưới đây nhé.
Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách
Như đã phân tích ở trên thì khâu đánh răng có thể tác động mạnh đến mắc cài cùng khí cụ khác. Bạn nên xem xét việc chọn bàn chải, kem đánh răng và thay đổi kỹ thuật chải răng của mình cho chính xác.
– Chọn bàn chải và kem đánh răng
Với người đang niềng răng, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên nên chọn mua loại bàn chải chuyên dụng như bàn chải rãnh, bàn chải kẽ hoặc có điều kiện hơn thì dùng bàn chải điện. Đặc biệt, bàn chải kẽ là sản phẩm cần thiết nhất. Cấu tạo của chúng nhỏ, mảnh, sợi lông mềm dễ len lỏi vào khí cụ mà ít gây ra lực quá mạnh. Còn bàn chải điện thì sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như có thêm chức năng làm trắng răng, massage nướu, điều chỉnh tốc độ quay, hẹn giờ,…
Gợi ý một số nhãn hiệu bàn chải đánh răng chất lượng:
- Bàn chải rãnh Sky Orthodontic V Trim Cleaning
- Bàn chải rãnh Curaprox CS 5460
- Bàn chải kẽ Curaprox CPS 457
- Bàn chải kẽ Okamura
- Bàn chải kẽ Asashi
- Bàn chải kẽ Dr.Polir
- Bàn chải điện Philips Sonicare Protective Clean 5100
- Bàn chải điện Oral B
Tiếp theo, hãy chọn kem đánh răng có chứa thành phần fluoride, có độ mài mòn không cao, ít gây ê buốt.
– Đánh răng đúng kỹ thuật
Với người đeo mắc cài, khâu chải răng cần thực hiện đều đặn khoảng 2 – 3 lần/ngày sau khi ăn nhằm loại bỏ nhanh nhất những mảng bám còn sót lại. Điều này cũng hạn chế tối đa tình trạng răng bị sâu, viêm nha chu,… Nếu đang chỉnh nha mà phải điều trị bệnh trên sẽ mất thời gian và công sức hơn.
Nguyên tắc chải răng là bạn chải dọc hoặc xoay tròn trên tất cả bề mặt răng bao gồm cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai. Chú ý chải nhẹ nhàng với mắc cài để làm sạch thức ăn còn mắc lại. Bên cạnh đó nhớ làm sạch cả lưỡi vì ở đây còn giữ lại nhiều vi khuẩn.
– Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước
Chỉ nha khoa là sản phẩm được nhiều người sử dụng, bạn đang chỉnh nha càng nên dùng chúng thường xuyên hơn. Mục đích của chúng nhằm loại bỏ sạch cả thức ăn thừa, mảng bám còn sót lại bàn chải chưa thể làm sạch. Hãy dùng một đoạn chỉ dài khoảng 20 – 25 cm, luồn sợi chỉ qua dây cung và thực hiện động tác co kéo, hất lên hất xuống nhé.
Bên cạnh đó, bạn có thể mua thêm máy tăm nước. Đây là sản phẩm dùng áp lực của tia nước giúp làm sạch sâu ở những góc khuất như răng hàm số 6,7,8.
– Dùng nước súc miệng
Sau khi đã hoàn thiện các bước trên thì dùng nước súc miệng là cần thiết. Nước súc miệng có chứa fluoride vừa loại bỏ hoàn toàn mảng bám, vừa giảm ê buốt và làm chắc răng.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Các loại đồ cứng, đồ quá dai, quá nóng đều có thể làm cho mắc cài bị bung tuột. Vậy nên chế độ ăn uống hợp lý vừa giúp bạn duy trì sức khoẻ ở trạng thái tốt nhất, vừa để bảo vệ toàn vẹn các khí cụ trong khoang miệng.
Các thực phẩm bạn nên ăn bao gồm:
- Thực phẩm làm từ sữa như: phô mai, sữa chua, bơ mềm,…
- Các món ăn chế biến từ trứng vì chúng chứa nhiều vitamin D tốt cho răng.
- Các loại bánh mì, bánh ngọt mềm, xốp, không rắc hạt cứng.
- Các thực phẩm nấu chín mềm như mì, miến, cơm nhuyễn, súp, phở, bún, ngũ cốc,…
- Các thực phẩm giàu dinh dưỡng được nấu nhuyễn, mịn, dễ ăn như: thịt hầm, thịt băm viên,…
- Các loại rau quả, món luộc, hấp, đậu phụ, khoai tây nghiền,…
- Các loại trái cây như sinh tố, chuối, nước ép,…
Bên cạnh đó, bạn cần tránh các đồ quá cứng, dẻo, dai sẽ khiến cho hàm răng phải vận động nhiều để nghiền nát thức ăn, dễ bung tuột mắc cài.
- Các thức ăn cứng, khó nhau như: kẹo cứng, xương, sụn, đá viên,…
- Các thực phẩm phải dùng nhiều lực như: táo, cà rốt, bắp luộc, cánh gà, đùi gà chiên,…
- Thức ăn dai và dẻo như: bánh nếp, bánh dày, xôi chiên,…
- Thực phẩm giòn như: bỏng ngô, đồ chiên giòn,…
- Những món quá nóng như lẩu, canh nóng hoặc quá lạnh.
Tái khám định kỳ theo lịch hẹn
Việc tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ vừa để siết lại khí cụ cho chắc chắn hơn, vừa nhanh chóng phát hiện bất thường nếu có trong khoang miệng. Vậy nên dù có bận đến mấy, bạn vẫn nên dành chút thời gian đến gặp nha sĩ.
Ngoài ra, trong thời gian đeo mắc cài, hãy cố gắng tránh hoạt động thể lực có nguy cơ va chạm cao sẽ ảnh hưởng đến sự cố định của mắc cài.
Nếu niềng răng mắc cài bị bung bạn không cần phải hoảng loạn mà tuân thủ đúng theo chỉ dẫn ở trên nhé. Tuy nhiên trước đó hãy chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín nhằm mang lại hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất và tránh những sai sót có thể xảy ra.