Trong các khí cụ thì thun liên hàm đóng vai trò nhất định giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, đúng với phác đồ trị liệu đã đề ra. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ thun liên hàm là gì? Công dụng của chúng ra sao? Những lưu ý khi đeo thun liên hàm? Đầy đủ thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ở trên nhé!
Mục lục
Giải đáp cụ thể thun liên hàm là gì?
Thun liên hàm là loại thun làm từ cao su với tính dẻo dai, thường được sử dụng trong khi chỉnh nha. Khi kết hợp sản phẩm này với các khí cụ khác giúp điều chỉnh răng dịch chuyển đến vị trí mong muốn nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Sử dụng thun liên hàm có thể dùng 1 sợi hoặc nhiều sợi tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người. Điều này phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
Một số trường hợp cần đeo thun liên hàm như: răng bị khấp khểnh, răng mọc lệch, khớp cắn bị hở, răng mọc quá cao so với xương hàm…
Vì sao cần đeo thun liên hàm khi niềng răng?
Như bạn đã biết thì khi niềng răng cần kết hợp nhiều loại khí cụ mà mỗi sản phẩm đều có chức năng riêng và thun liên hàm cũng không ngoại lệ. Thun liên hàm giúp chỉnh khớp cắn giữa hàm trên với hàm dưới sao cho hoàn hảo nhất. Ngoài ra, chúng kéo cả răng khấp khểnh, răng mọc lệch… về đúng vị trí trên cung hàm.
Trong quá trình dịch chuyển, nhờ hệ thống khí cụ như mắc cài, dây cung nên các răng cũng đi theo lộ trình tính toán ban đầu. Nhưng một số trường hợp khớp cắn không khớp giữa hai hàm. Đó là lý do vì sao cần dùng thun liên hàm, gắn 1 đầu ở hàm trên với hàm dưới tạo lực căng kéo chúng gần với nhau hơn.
Đọc thêm: So sánh mắc cài tự đóng và mắc cài thường
Lịch sử ra đời và các loại thun liên hàm hiện nay
Nghe đến thun liên hàm, nhiều người tưởng rằng mới được sử dụng thời gian gần đây nhưng sự thật chúng có lịch sử rất lâu đời. Theo nghiên cứu, chất liệu cao su tự nhiên xuất hiện trong nền văn hóa Maya và Inca cổ đại. Đến thời của Charles Goodyear thì phát triển tốt hơn. Người sử dụng thun liên hàm điều chỉnh răng đầu tiên gọi tên Henry Albert Baker. Nhưng chúng lại hấp thụ nước và độ đàn hồi giảm nhanh nên đến những năm 1960 mới ngày càng được cải tiến phù hợp.
Hiện nay, thun liên hàm được chia làm 3 loại chính là:
– Thun liên hàm loại 1
Thun liên hàm loại 1 thường được sử dụng ở khe hở của răng. Chúng đặt giữa các kẽ răng, móc nối từ răng cối thứ nhất hoặc thứ hai ở hàm trên hoặc răng nanh hàm trên.
– Thun liên hàm loại 2
Thun liên hàm loại 2 được dùng từ răng hàm dưới thứ nhất cho đến răng nanh hàm trên và củng cố neo trong trường hợp nhổ răng. Ngoài ra, chúng dùng để dịch chuyển răng cửa hàm trên về phía sau, điều chỉnh độ lệch đường giữa khi kéo răng về 2 bên.
– Thun liên hàm loại 3
Thun liên hàm loại 3 được dùng để điều chỉnh khe hở dưới bằng cách rút lại răng dưới và nâng răng phía trên lên.
Mỗi loại thun liên hàm đảm nhận những vị trí khác nhau. Để biết chính xác cần sử dụng loại nào thì bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn nhé!
Có phải ai cũng đeo thun liên hàm không?
Nếu đang băn khoăn ai chỉnh nha cũng phải đeo thun liên hàm không thì câu trả lời là không. Vì mỗi người có một tình trạng răng miệng khác nhau. Chỉ khi bác sĩ chỉ định cần đeo thun liên hàm thì lúc đó bạn mới cần.
Thời điểm đeo thun liên hàm cũng không cố định, có thể nhanh hoặc chậm. Nếu răng của người niềng đã đảm bảo về khớp cắn thì bạn chỉ cần đeo trong thời gian ngắn. Còn nếu răng vẫn còn khấp khểnh, lệch lạc nhiều thì thời gian đeo thun sẽ lâu hơn. Các trường hợp cần đeo thun liên hàm bác sĩ sẽ tư vấn ngay khi niềng răng. Thời gian đeo chính xác cũng được thông báo sau khi đã kiểm tra cẩn thận.
Thông thường thời gian đeo thun liên hàm mỗi ngày là khoảng 20 giờ. Bạn cần đeo theo cả lúc đi ngủ và nên bỏ ra lúc ăn uống, vệ sinh răng miệng.
Tìm hiểu thêm về:
Cách đeo thun liên hàm chuẩn nhất
Vì độ co giãn của thun liên hàm chỉ kéo giãn trong thời gian ngắn nên bạn sẽ cần thường xuyên thay đổi khí cụ này mỗi ngày. Cách đeo thun liên hàm cũng không quá phức tạp.
Đầu tiên, hãy đứng trước gương, mở miệng và xác định chính xác vị trí mà bác sĩ đã chỉ định gắn vào răng nào, hàm trên hay hàm dưới. Sau đó dùng 2 tay đặt đúng vào nơi đó.
Còn để phòng trừ trường hợp hay quên, ngay khi bác sĩ thực hiện, bạn có thể quay video hoặc ghi chép vào sổ cẩn thận. Sau này mở ra xem là giải quyết ngay được vấn đề.
Những lưu ý khi đeo thun liên hàm
Với khí cụ còn khá mới thì lưu ý khi sử dụng thun liên hàm dưới đây là đặc biệt cần thiết, mọi người “note” lại ngay nhé!
Cách xử lý khi đeo thun liên hàm bị đau
Giống như các khí cụ khác, nhiều người cũng lo lắng khi đeo thun liên hàm sẽ có cảm giác đau nhức. Thực tế điều này xảy ra trong khoảng vài ngày đầu. Nguyên nhân là bởi chúng đang thực hiện chức năng trợ lực, kéo răng dần về vị trí như mong muốn. Tuỳ vào cơ địa, sức khoẻ mỗi người mà ngưỡng chịu đau cũng không giống nhau. Nhưng đừng quá lo lắng vì sau đó bạn sẽ quen ngay nhé.
Khi những cơn đau xuất hiện, hãy chườm ngay đá lạnh hoặc chườm nóng nhằm giảm bớt cảm giác khó chịu này. Đừng tự ý tháo thun ra vì điều này càng làm cho mắc cài, dây cung bị sai lệch, không đảm bảo kết quả chỉnh nha.
Cách xử lý khi không may nuốt phải thun liên hàm
Vì đeo liên tục và có lúc phải trò chuyện hoặc vận động nên đôi khi không cẩn thận bạn vô tình nuốt phải thun liên hàm. Nếu vậy cũng đừng lo lắng vì thun liên hàm làm từ cao su tự nhiên nên an toàn tuyệt đối cho cơ thể. Bạn nuốt phải chỉ thời gian ngắn sẽ bị đào thải ra bên ngoài.
Những lưu ý khác khi dùng thun liên hàm
- Hãy thay thun tại nhà khoảng 2 – 3 lần/ngày nhằm đảm bảo độ đàn hồi của chúng luôn ở trạng thái tốt nhất. Thời gian thay thun tối thiểu là 12 tiếng/lần.
- Đừng há miệng quá to sẽ kéo căng dây thun có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường khác.
- Trước khi thay thun liên hàm, mọi người nhớ vệ sinh tay, khoang miệng và khí cụ sử dụng sạch sẽ.
- Đừng tự ý đeo cùng lúc nhiều thun liên hàm vì có thể làm cho răng chịu áp lực lớn. Hãy tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ.
- Khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng, hãy tháo thun ra trước để không thấy vướng víu, khó chịu.
- Tuân thủ đúng với lịch tái khám bác sĩ.
Thun liên hàm là khí cụ quan trọng khi chỉnh nha giúp bạn sớm sở hữu hàm răng như ý muốn. Do vậy nên khi sử dụng hãy chú ý những điều ở trên nhé.