Tamitop https://tamitop.com Mon, 01 Jul 2024 13:06:32 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4 Kovisan chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn sàn gỗ Việt Nam bền và đẹp nhất https://tamitop.com/kinh-nghiem-lua-chon-san-go-viet-nam-706/ https://tamitop.com/kinh-nghiem-lua-chon-san-go-viet-nam-706/#respond Mon, 09 May 2022 05:12:00 +0000 https://tamitop.com/?p=706 Lắp đặt sàn gỗ trong thiết kế nội thất hiện nay vô cùng phổ biến. Bên cạnh sàn gỗ tự nhiên thì sàn gỗ công nghiệp – đặc biệt là sàn gỗ Việt Nam cũng đang ngày càng phát triển với nhiều thương hiệu khác nhau, đa dạng về mẫu mã, chất lượng mà giá thành cũng vô cùng hợp lý.

Chính vì có quá nhiều sự lựa chọn nên khách hàng thường phân vân không biết nên chọn loại sàn gỗ nào tốt và phù hợp với thiết kế nội thất trong nhà. Hãy để Kovisan chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn sàn gỗ Việt Nam sao cho đạt được hiệu quả tối đa nhất trong bài viết dưới đây nhé!

Những kinh nghiệm khi chọn mua sàn gỗ Việt Nam

Yêu cầu cơ bản khi chọn mua bất kỳ loại sản phẩm nào là bạn phải nắm được những thông tin cơ bản về sản phẩm mà bạn định mua. Và khi lựa chọn sàn gỗ Việt Nam cho ngôi nhà của mình bạn cần nắm được những điều sau đây:

Xác định rõ nhu cầu sử dụng

Việc xác định rõ mục đích sử dụng sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với thiết kế giữa hàng nghìn, hàng vạn sản phẩm khác nhau trên thị trường.

Cần xác định rõ nhu cầu sử dụng trước khi chọn mua sàn gỗ công nghiệp

Mỗi một không gian khác nhau đều sẽ có mục đích sử dụng riêng. Cần đánh giá các khả năng chống ẩm, chống trầy và khả năng chịu lực của từng không gian để đưa ra quyết định chọn lựa mẫu sàn gỗ Việt Nam với thông số kỹ thuật như thế nào.

Chọn sàn gỗ Việt Nam phù hợp với khả năng tài chính

Khi quyết định lựa chọn lắp đặt sàn gỗ cho không gian nhà mình chắc chắn bạn đã phải chuẩn bị một mức ngân sách nhất định. Việc cần làm trước tiên của bạn là dự tính kinh phí và các khoản cần thiết cho việc lắp đặt sàn gỗ.

 Sàn gỗ Việt Nam có nhiều mức giá khác nhau cho bạn lựa chọn

Sau khi dự tính được mức chi phí rồi mới tiến hành lựa chọn loại sàn gỗ nào, độ dày, kích thước ra sao,… Việc cân đối ngân sách sẽ giúp bạn chọn lựa sản phẩm đúng với mục đích mà vẫn đảm bảo được tiêu chí về mặt thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sàn gỗ với nhiều mức giá khác nhau từ sàn gỗ cao cấp cho đến các loại sàn gỗ công nghiệp giá rẻ. Tùy vào điều kiện kinh tế để bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình loại sàn gỗ thích hợp nhất.

Chọn sàn gỗ Việt Nam theo không gian sử dụng

Với những ưu điểm vượt trội như khả năng chống nước, chống mối mọt cao, không bị cong vênh hay nứt vỡ khi sử dụng nên sàn gỗ Việt Nam có thể được lắp đặt ở hầu hết các không gian từ phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, thậm chí là văn phòng,… Tuy nhiên, môi không gian khác nhau sẽ có các mẫu sàn riêng đáp ứng nhu cầu sử dụng của không gian đó.

Lựa chọn sàn gỗ Việt Nam phù hợp với không gian sử dụng

Ví dụ ở khu vực phòng bếp thường xuyên phải tiếp xúc với nước cần chọn loại sàn có khả năng chống nước, chống ẩm tốt để đảm bảo không bị thấm nước gây mục nát sàn nhà trong quá trình sử dụng. Hay như khu vực phòng khách thường xuyên có người qua lại, tiếp xúc cần chọn loại sàn có khả năng chống xước, chống mài mòn tốt để bề mặt sàn luôn được sáng bóng, giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

 Chọn sàn gỗ có xuất xứ, thương hiệu rõ ràng

Một sản phẩm sàn gỗ chất lượng là sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được công nhận về mặt thương hiệu và được nhiều khách hàng tin tưởng trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Nên chọn mua các loại sàn gỗ uy tín có nguồn gốc rõ ràng

Chỉ với vài thao tác đơn giản trên máy tính hay điện thoại di động bạn đã có thể tìm hiểu được các thương hiệu sàn gỗ uy tín, chất lượng. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến từ bạn bè, người thân đã từng sử dụng và trải nghiệm sản phẩm để có được những đánh giá thực tế, khách quan nhất về các thương hiệu sàn gỗ Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu vẫn còn băn khoăn bạn có thể liên hệ với các chuyên gia, kỹ sư có kinh nghiệm trong ngành để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Một số thương hiệu sàn gỗ chất lượng trên thị trường hiện nay bạn có thể tham khảo là: Sàn gỗ Thụy Sỹ, Sàn gỗ Robina, Sàn gỗ Kahn, Sàn gỗ Thaixin,…

Kovisan – Đơn vị cung cấp sàn gỗ Việt Nam giá rẻ uy tín nhất hiện nay

Gia nhập thị trường đã nhiều năm, Kovisan đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường cũng như sự tin tưởng của khách hàng bởi những lý do sau đây:

Kovisan – Tổng kho sàn gỗ uy tín chất lượng số 1

Chất lượng sản phẩm uy tín

Tất cả những sản phẩm có mặt tại Kovisan đều là các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu rõ ràng, đảm bảo về mặt giấy tờ, chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng.

Đội ngũ tư vấn, thi công chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm

Đến với Kovisan các bạn sẽ nhận được sự tư tấn tận tình, chi tiết, cụ thể từ các chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các dự án lớn.

Đồng thời đội ngũ công nhân thi công, lắp đặt sản phẩm lành nghề, luôn đảm bảo chất lượng công trình an toàn cho người sử dụng, mang đến sự hài lòng nhất cho mọi khách hàng.

Chế độ bảo hành sản phẩm

Cam kết tất cả các sản phẩm đều có giấy tờ bảo hành đầy đủ, chính hãng.

TỔNG KHO SÀN TOÀN QUỐC KOVISAN

  • Địa Chỉ: Số 22-Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội.
  • Website: Https://kovisan.com/
  • Hotline: 0852.852.386
]]>
https://tamitop.com/kinh-nghiem-lua-chon-san-go-viet-nam-706/feed/ 0
Niềng răng móm mất bao lâu? https://tamitop.com/nieng-rang-mom-mat-bao-lau-194/ https://tamitop.com/nieng-rang-mom-mat-bao-lau-194/#respond Fri, 29 Oct 2021 07:25:42 +0000 https://tamitop.com/?p=194 Răng móm là một trong những khuyết điểm của răng có thể khắc phục bằng chỉnh nha. Đây là phương pháp tối ưu giúp cải thiện hoàn toàn vấn đề thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng, mang lại sự tự tin trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vậy thời gian niềng răng móm trong bao lâu? Những yếu tố quyết định tới thời gian niềng răng móm là gì?

Răng móm là gì?

Móm được xem là một dạng sai lệch khớp cắn, tạo nên tương quan hai hàm không theo tự nhiên khi hàm răng dưới có xu hướng chìa ra phía trước, trùm lên hàm răng trên.

Răng móm nhẹ là trường hợp răng hàm dưới chờm ra ngoài răng hàm trên khoảng 1 – 3 mm. Nếu nhìn mặt nghiêng thì khó có thể phát hiện ra người bị móm răng mà chỉ khi cười mới thấy rõ nhất.

Răng móm nặng là khi các răng hàm dưới đưa ra phía trước quá nhiều, trên 3 mm. Trường hợp này hai hàm có thể không chạm được vào nhau và cằm đưa ra ngoài khiến cho khuôn mặt thiếu cân đối, hài hòa.

Răng móm cũng giống như các trường hợp sai lệch khớp cắn khác, đều gây khó khăn trong quá trình ăn nhai cũng như vệ sinh răng miệng. Hơn nữa những người gặp phải tình trạng này thường có tâm lý thiếu tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng tới công việc, học tập.

Niềng răng hiện là phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Tuy nhiên không phải trường hợp răng móm nào cũng áp dụng được.

Khi xương hàm của bạn vẫn phát triển bình thường nhưng các răng hàm dưới mọc lệch, chìa ra ngoài quá mức, hoặc các răng hàm trên mọc quặp vào bên trong, bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp niềng răng để điều chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm.

Với các trường hợp răng bị móm nặng do xương hàm thì niềng răng hầu như không có hiệu quả. Khi đó, bạn nên thực hiện phẫu thuật chỉnh hàm móm. Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cả răng và xương thì cần tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm trước rồi sau đó niềng răng để sắp xếp lại các răng trên cung hàm.

Để biết chính xác tình trạng của bản thân, bạn cần đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và chụp phim X-quang.

Đọc thêm: Có những cách nào để khắc phục tình trạng răng móm?

Thời gian niềng răng móm là bao lâu?

Thời gian niềng răng móm trung bình là từ 1.5 – 2 năm để hàm răng được điều chỉnh gọn gàng, cân đối trở lại. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng vậy. Có những ca niềng răng móm phải hơn 2 năm mới được tháo niềng bởi tình trạng khá nghiêm trọng. Nhưng cũng có những ca chỉ cần hơn 1 năm là đã có kết quả mỹ mãn.

Có thể nói thời gian niềng răng móm phụ thuộc vào tình trạng móm, đặc điểm của răng, sự thích nghi của người niềng, kỹ thuật của bác sĩ và nhiều yếu tố khác.

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới thời gian niềng răng móm?

Thời gian niềng răng móm trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:

Độ tuổi niềng răng: Theo các chuyên gia, độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng là  từ 11 – 16 tuổi, khám tiền chỉnh nha từ 6 – 10 tuổi. Việc niềng răng giai đoạn này rất tốt cho sự phát triển nụ cười của trẻ. Lúc này, xương hàm đang trong giai đoạn phát triển, việc đưa răng về vị trí mong muốn sẽ dễ dàng hơn so với độ tuổi trưởng thành, khi xương hàm đã phát triển hoàn thiện, cứng chắc.

Tình trạng răng: Mức độ phức tạp của tình trạng răng miệng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Nếu hàm dưới của bạn không bị chìa ra trước nhiều thì thời gian sẽ được rút ngắn và ngược lại. Trường hợp nặng sẽ mất thời gian lâu hơn do phải xử lý nhiều vấn đề cũng một lúc. Ngoài ra, người có nền xương chắc thì thời gian đeo hàm duy trì sau khi tháo mắc cài ngắn hơn. Nếu nền xương yếu người niềng răng buộc phải đeo hàm duy trì sau khi tháo mắc cài trong thời gian dài hơn để răng được cố định vững chắc tại vị trí mới.

Phương pháp niềng răng: Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian niềng răng móm. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm cũng như hạn chế nhất định. Chẳng hạn, niềng răng mắc cài kim loại sẽ có ưu thế là tạo lực liên tục và ổn định nhưng tính thẩm mỹ không bằng loại mắc cài sứ. Trong khi đó, niềng răng không mắc cài với các khay niềng trong suốt mang lại nhiều tiện lợi, tháo lắp dễ dàng, vệ sinh thoải mái nhưng chi phí lại khá cao. Để rút ngắn thời gian điều trị bạn có thể lựa chọn niềng răng mắc cài tự động.

Xem chi tiết: Niềng răng móm không mắc cài có hiệu quả không?

Chế độ sinh hoạt ăn uống: Vấn đề này cũng ảnh hưởng tới thời gian niềng răng. Bạn cần áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, không nên cố nhai những đồ cứng quá hoặc dai quá dễ gây bung mắc cài, ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ niềng răng. Bạn cũng nên bỏ các thói quen xấu như cắn móng tay, xỉa tăm,…bởi chúng sẽ ảnh hưởng xấu tới tiến trình niềng răng.

Quan trọng không kém là bạn nên tái khám đúng lịch hẹn. Điều này sẽ giúp bác sĩ kiểm soát được tình trạng răng khi đeo niềng, tiến độ dịch chuyển của răng có đúng với phác đồ hay không? Hay có những vấn đề gì cần chỉnh sửa để khắc phục kịp thời.

Các phương pháp niềng răng móm

Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay thì các phương pháp niềng răng được cải tiến rất nhiều để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Có 2 phương pháp mà bạn có thể lựa chọn là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt.

Niềng răng mắc cài

Mắc cài kim loại thường

  • Chất liệu lành tính, an toàn cho sức khỏe
  • Lực tác động lên răng đều và ổn định
  • Khắc phục được tình trạng răng móm từ đơn giản đến phức tạp
  • Tuy nhiên tính thẩm mỹ không cao, có thể gây tổn thương mô mềm trong miệng

Mắc cài kim loại tự động

  • Thời gian niềng nhanh hơn mắc cài kim loại truyền thống
  • Giảm tình trạng bung tuột mắc cài
  • Thiết kế nhỏ gọn, ít gây đau khi đeo
  • Hạn chế là tính thẩm mỹ không cao, giá thành cao hơn mắc cài kim loại thường

Mắc cài sứ

  • Chất liệu lành tính
  • Tính thẩm mỹ cao, tự tin trong giao tiếp
  • Tuy nhiên thời gian niềng lâu hơn
  • Thiết kế dày hơn mắc cài kim loại nên có thể gây cộm vướng hơn

Mắc cài sứ tự động

  • Lực tác động lên răng ổn định
  • Tính thẩm mỹ cao
  • Giảm tình trạng bung tuột mắc cài
  • Hạn chế là giá thành cao hơn các loại mắc cài khác

Niềng  răng trong suốt Invisalign

  • Niềng răng vô hình mang lại sự tự tin cho bạn trong cả quá trình niềng
  • Các khay niềng mềm, dẻo, đeo ít bị đau
  • Dễ dàng tháo lắp vệ sinh, không khó như mắc cài
  • Tháo ra ăn uống thoải mái, không cần kiêng khem
  • Tuy nhiên đây là phương pháp có chi phí cao nhất. Nhưng nếu bạn muốn có quá trình niềng răng thoải mái, dễ chịu thì có thể cân nhắc phương pháp này.

Quy trình niềng răng móm diễn ra như thế nào?

Bước 1: Thăm khám tổng quan, chụp phim X-quang xác định rõ tình trạng răng

Bước 2: Bác sĩ lên phác đồ điều trị chi tiết, đưa ra các dự đoán về tốc độ dịch chuyển răng theo từng giai đoạn cụ thể

Bước 3: Tiến hành ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ trong trường hợp rủi ro xảy ra

Bước 4: Tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy dấu hàm dự trữ

Bước 5: Gắn mắc cài

Bước 6: Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ

Bước 7: Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì để tránh răng bị chạy, xô lệch về vị trí cũ

Niềng răng móm cần lưu ý những gì?

Bên cạnh lưu ý về thời gian niềng răng, dưới đây là một số điều trước và sau khi niềng răng mà bạn cần quan tâm.

Trước khi niềng răng

Cần xác định được rõ tình trạng răng miệng như thế nào, nguyên nhân do đâu để có phương pháp điều trị phù hợp.

Lựa chọn một địa chỉ nha khoa tốt, chất lượng. Một trong những tiêu chí lựa chọn cơ sở nha khoa chính là đội ngũ chuyên môn. Bạn nên tìm hiểu xem đội ngũ bác sĩ đó có giỏi không? Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào? Kinh nghiệm nghề nghiệp của họ ra sao? Đồng thời tìm hiểu xem máy móc, trang thiết bị tại nha khoa đó có hiện đại hay không? Có được nhập khẩu từ các nước tiên tiến hay không? Một khi nắm được đầy đủ các thông tin như vậy thì mới đảm bảo được các điều kiện để bạn lựa chọn cơ sở nha khoa tốt cho mình. Một lưu ý quan trọng khác là bạn không nên ham những cơ sở nha khoa giá rẻ vì chất lượng có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Sau khi niềng răng

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng là điều rất quan trọng đối với những người niềng răng. Bởi mắc cài, dây thun và lò xo khiến cho các mảng bám cũng như thức ăn dễ mắc vào, nếu không loại bỏ, làm sạch chúng thì sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh về răng miệng. Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám trong kẽ răng, sau đó súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch triệt để.

Sau khi niềng răng bạn chỉ nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai. Tránh những thực phẩm cứng, giòn, dai cần có một lực mạnh để cắn, vì chúng có thể làm rơi rụng mắc cài, ảnh hưởng tới tiến độ niềng răng. Hạn chế các loại đường và tinh bột vì dễ sinh ra các axit gây hại cho răng và các vấn đề về nướu răng.

Nếu mắc cài bị bung tuột thì không nên tự ý tháo gỡ, hãy lấy sáp nha khoa đặt vào vị trí đang gặp vấn đề để ngăn chặn tổn thương mô nướu. Sau đó hãy đến ngay nha khoa để bác sĩ điều chỉnh kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thời gian niềng răng.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về thời gian niềng răng móm. Để niềng răng hiệu quả, hãy chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng.

]]>
https://tamitop.com/nieng-rang-mom-mat-bao-lau-194/feed/ 0
Những loại khí cụ chỉnh nha nào thường dùng khi niềng răng https://tamitop.com/khi-cu-chinh-nha-176/ https://tamitop.com/khi-cu-chinh-nha-176/#respond Fri, 29 Oct 2021 07:19:54 +0000 https://tamitop.com/?p=176 Chỉnh nha là phương pháp có thể khắc phục hiệu quả các khuyết điểm của răng như răng hô, vẩu, móm, lệch lạc… hiệu quả. Mà muốn được như vậy cần sự hỗ trợ đắc lực của nhiều loại khí cụ khác nhau. Nếu tò mò không biết khí cụ chỉnh nha hiện nay gồm sản phẩm nào thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé!

Khí cụ chỉnh nha là gì? Công dụng chính ra sao?

Khí cụ chỉnh nha có thể hiểu là các loại vật dụng để điều chỉnh, điều hướng cấu trúc của răng, hàm chuẩn theo những gì mà bản thân mong muốn. Tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ sử dụng những loại khí cụ khác nhau.

Công dụng chính của các loại khí cụ là:

  • Khắc phục hiệu quả nhất tình trạng răng bị mọc lệch lạc, khấp khểnh, chen lấn, răng hô, vẩu…
  • Điều chỉnh sai lệch về khớp cắn như khớp cắn chéo, khớp cắn ngược, khớp cắn sâu
  • Giữ khoảng trống sau khi răng sữa rụng trong trường hợp thay răng của trẻ em. Đảm bảo cho răng vĩnh viễn mọc không bị sai lệch.

Khí cụ chỉnh nha với niềng răng mắc cài cố định

Hiện nay, niềng răng mắc cài cố định vẫn là phương pháp được nhiều người lựa chọn với hiệu quả cao và chi phí phù hợp. Chúng bao gồm các loại khí cụ chính sau đây:

1. Hệ thống mắc cài

Hệ thống mắc cài đóng vai trò quan trọng nhất được gắn trực tiếp lên răng để cố định, giữ toàn bộ dây cung. Mắc cài thường làm từ thép không gì hoặc sứ, pha lê và được chia thành mắc cài 3 cánh, 4 cánh hoặc 6 cánh.

Dựa theo cấu tạo, mắc cài còn được chia làm mắc cài thường và mắc cài tự đóng.

  • Mắc cài thường: Bác sĩ luồn dây cung vào các khe ở phần thân, cố định lại bằng cách buộc chỉ thép hoặc thun nha khoa.
  • Mắc cài tự đóng: Có khóa đóng mở tự động, không phải buộc khí cụ như dây thun nhằm tạo lực kéo ổn định hơn, mang tới hiệu quả tốt hơn.

Dựa theo chất liệu, mắc cài được chia thành mắc cài kim loại và mắc cài sứ với đặc điểm khác nhau

  • Mắc cài kim loại: Phần mắc cài làm từ thép không gỉ hoặc đắt hơn thì làm bằng vàng, bạc.
  • Mắc cài sứ: Làm từ sứ nguyên chất hoặc hợp kim gốm, có màu sắc tương tự với răng thật nên độ thẩm mỹ cao hơn hẳn kim loại. Sản phẩm này được cải tiến mới không sợ gây kích ứng cho khoang miệng hay tổn thương môi, má.

Đọc thêm: Nên niềng răng bằng mắc cài sứ hay kim loại?

2. Dây cung

Với niềng răng mắc cài cố định, dây cung là khí cụ quan trọng tiếp theo. Chúng có nhiệm vụ kết nối giữa các mắc cài, tạo lực kéo răng di chuyển theo hướng đã định sẵn, giúp răng chuẩn khớp cắn, đều và đẹp hơn.

Dây cung sẽ được gắn vào các khe của mắc cài, được cố định bằng dây thun với niềng răng mắc cài truyền thống hoặc chốt tự động với niềng răng mắc cài tự đóng. Chất liệu làm dây cung chủ yếu là thép không gỉ Niken – Titanium và có nhiều loại khác nhau về hình dạng, kích thước. Tuỳ vào mỗi giai đoạn khác nhau mà bác sĩ đưa ra sự lựa chọn tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: Dây cung đâm vào má nên xử lý thế nào?

3. Hook

Hook là một loại bộ phận nhỏ trên đầu của mắc cài (bracket), với mục đích gắn dây thun liên hàm ở cả hàm trên và hàm dưới. Hook được gắn ở răng nanh hoặc các răng cối nhỏ và trên khâu (band) hay mắc cài (bracket) của răng cối lớn.

4. Band (Khâu chỉnh nha)

Band hay khâu chỉnh nha là khí cụ được sử dụng rộng rãi. Chúng làm từ kim loại, có hình dạng tròn hoặc hơi vuông. Thiết kế này phù hợp với dáng răng hàm của người dùng và có móc để gắn thun cũng như ống nhỏ để luồn dây.

Sau khi tách kẽ răng, các bác sĩ thường gắn khâu tại vị trí răng hàm số 6 hoặc số 7 và đi cùng đến lúc tháo niềng. Khâu đảm nhận chức năng như nơi neo giữ, tạo lực cho hệ thống mắc cài hoặc thun liên hàm, kéo răng về đúng vị trí như mong muốn. Khi dùng khâu, việc chỉnh nha diễn ra nhanh chóng, có kết quả tốt nhờ lực ổn định hơn.

5. Minivis

Minivis được làm từ chất liệu Titanium và cấu tạo theo hình xoắn ốc. Bác sĩ đặt minivis vào xương hàm, tạo điểm neo chặn cố định giúp di chuyển khối răng trước lùi ra sau. Khi đó khớp cắn sẽ chuẩn hơn.

Bên cạnh đó, minivis còn rút ngắn thời gian trị liệu nhờ tạo lực kéo mạnh mẽ và ổn định. Theo thống kê, khí cụ này hỗ trợ giảm tới 30% tổng thời gian so với không gắn vít.

Những vị trí dùng để cắm vít thường là răng số 5, 6 và số lượng dùng 4 cái phân chia đều cho cả hàm trên lẫn hàm dưới. Các trường hợp cần cắm vít là khi răng bị hô, vẩu, răng mọc chìa ra ngoài.

6. Lò xo

Lò xo được dùng trong chỉnh nha với chức năng đẩy, kéo, mở hoặc đóng khoảng cách giữa các răng. Bác sĩ gắn chúng vào răng hàm kết nối cùng dây cung phía sau răng nanh.

Mục đích chính là tạo ra lực kéo hoặc đẩy nhẹ liên tục giúp mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng đưa răng về vị trí như mong muốn. Hiện nay lò xo để niềng răng có 3 loại chính là: lò xo đẩy, lò xo kéo và lò xo duy trì. Mỗi giai đoạn, bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn thích hợp.

7. Thun tách kẽ

Thun tách kẽ là sợi thun hình tròn hoặc hình chữ nhật bo viền các đầu, hơi cứng, được làm từ cao su. Mục đích chính của khí cụ chỉnh nha này nhằm tạo khoảng cách giữa 2 kẽ răng với nhau, hỗ trợ gắn các khâu vào răng hàm trở nên dễ dàng.

Thông thường, gắn thun tách kẽ được thực hiện đầu tiên trước khi niềng răng và tuỳ thuộc tình trạng của mỗi người. Thời gian đeo thun tách kẽ thường 5 – 7 ngày hoặc có thể dài hơn.

8. Thun liên hàm

Thun liên hàm là thun chuyên dụng, đặt vào một đầu của mắc cài hàm trên và đầu còn lại gắn vào mắc cài hàm dưới. Khí cụ chỉnh nha này có công dụng chính tạo lực kéo nhằm đưa các răng về vị trí chuẩn như mong muốn, hai hàm tương quan và đúng khớp cắn.

Các trường hợp cần sử dụng thun liên hàm là: cần kéo răng khểnh, răng mọc lệch hẳn về phía trên, điều chỉnh khớp cắn giữa 2 hàm. Tuy nhiên hơi khác so với thun tách kẽ thì thun liên hàm cần được thay đổi mỗi ngày khi chúng đã hết lực co giãn.

Đa số các trường hợp cần đeo thun liên hàm khi bắt đầu niềng răng và thời gian liên tục 20 giờ/ngày. Thậm chí ngay cả khi ngủ bạn cũng cần đeo và chỉ bỏ ra lúc ăn uống, vệ sinh răng miệng.

9. Thun chuỗi (Chun chuỗi)

Thun chuỗi hay chun chuỗi là dải cao su nhiều vòng hình chữ O được kết nối với nhau tạo thành một dải từ răng này sang răng khác. Khi gắn lên hệ thống mắc cài, thun chuỗi giúp đóng dần các khe hở, các khoảng trống trên răng. Chun chuỗi cũng được chia thành nhiều loại như chun chuỗi liên tục (cho 2 răng kề nhau), chun chuỗi ngắn (cho 3,4 răng) và chun chuỗi dài (có khi là cả hàm).

10. Khí cụ nong hàm

Khí cụ nong hàm được thực hiện nhằm mục đích nới rộng diện tích vòm miệng, tăng khoảng cách giữa các răng. Hiện nay có 2 loại khí cụ nong hàm là tháo lắp và cố định.

Nong hàm dùng cho người có cung hàm nhỏ, quá hẹp, một trong hai hàm mất cân đối, bị lệch, méo hẳn sang một bên. Độ tuổi thực hiện thường là bé từ 6 – 15 tuổi hoặc người chuẩn bị niềng răng.

Khi nong hàm, răng hàm trên có sự giãn cách, đồng thời tách dần 2 xương khẩu cái, làm hàm trên nới rộng ra. Khoảng trống cần thiết đó góp phần hạn chế việc nhổ răng khi chỉnh nha.

11. Hàm duy trì

Sau khi đã hoàn tất thời gian niềng răng, bạn vẫn cần đeo hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ. Hàm duy trì có tác dụng giữ cho răng ổn định, chắc chắn và duy trì kết quả lâu dài. Bởi vì sau khi tháo niềng, trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng, hàm răng có nguy cơ bị xô lệch, chạy về vị trí cũ. Đó là lý do mọi người đeo hàm duy trì thêm thời gian nữa nhé.

Hiện nay có 2 loại hàm duy trì là cố định và tháo lắp. Tuỳ theo tình trạng răng miệng cũng như nhu cầu của khách hàng, bác sĩ sẽ sử dụng loại hàm duy trì thích hợp.

Khí cụ chỉnh nha niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt là phương pháp hiện đại nhất được nhiều người lựa chọn thời gian gần đây. Thay vì các loại khí cụ phức tạp như trên, niềng răng trong suốt bao gồm khay niềng và attachment.

1. Khay niềng trong suốt

Có 3 loại khay niềng trong suốt được sử dụng là Invisalign, eCligner và Clear Aligner. Trong đó, thương hiệu Invisalign xuất xứ từ Hoa Kỳ, eCligner từ Hàn Quốc và Clear Aligner của Việt Nam.

Trong quá trình sử dụng, bạn sẽ đeo một chuỗi các khay niềng trong suốt khoảng từ 20 – 48 khay tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Những khay này ôm sát khít bề mặt răng nhằm tạo lực kéo ổn định giúp răng di chuyển về đúng vị trí như mong muốn.

Cũng bởi được làm từ nhựa trong suốt chuyên biệt nên có cảm giác “niềng như không niềng”. Bên cạnh đó, bạn sử dụng hoàn toàn thoải mái, dễ dàng tháo ra, lắp vào khi ăn uống, vệ sinh răng miệng. Chúng cũng không gây kích ứng hay tổn thương cho môi, má.

2. Attachment

Attachment là những nút chặn bằng chất liệu nha khoa có hình tròn, vuông hoặc tam giác, màu sắc cũng giống với màu răng. Khí cụ chỉnh nha này tác dụng như mắc cài trong niềng răng, được gắn lên răng thật nhằm tạo điểm bám giúp lực ổn định hơn.

Sự tổng hợp của nhiều khí cụ chỉnh nha giúp quá trình niềng răng diễn ra nhanh chóng, an toàn và thuận lợi đúng theo phác đồ trị liệu. Tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể nhất nhé!

]]>
https://tamitop.com/khi-cu-chinh-nha-176/feed/ 0
Niềng răng xong bị lệch nhân trung phải làm sao? https://tamitop.com/nieng-rang-xong-bi-lech-nhan-trung-164/ https://tamitop.com/nieng-rang-xong-bi-lech-nhan-trung-164/#respond Fri, 29 Oct 2021 07:13:41 +0000 https://tamitop.com/?p=164 Hầu hết các trường hợp niềng răng đều có kết quả như mong đợi, hàm răng không chỉ đẹp, thẳng hàng mà tổng thể gương mặt cũng có sự thay đổi tích cực, trở nên cân đối, hài hòa hơn. Thế nhưng, một số khách hàng gặp phải rủi ro khi niềng răng như bị lệch mặt, tụt lợi, chân răng bị hở,…khiến tiền mất tật mang. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trường hợp niềng răng xong bị lệch nhân trung.

Thế nào là lệch nhân trung?

Nhân trung là ngấn rãnh nằm phía trên môi và dưới mũi. Vì vậy đường nhân trung là đường thẳng ở chính giữa rãnh này. Hàm răng lệch trung nhân sẽ có phần khe giữa hai răng cửa lệch sang trái hoặc sang phải so với đường này. Nhìn tổng thể hai hàm sẽ nằm lệch với nhau. Sự cân xứng rất quan trọng đối với khuôn mặt của chúng ta. Tuy nhiên đường giữa có thể bị lệch sau khi tháo niềng bởi sự căn chỉnh thiếu chính xác trong quá trình niềng răng.

Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, những người bị lệch nhân trung không chỉ gặp khó khăn trong việc ăn nhai, vệ sinh răng miệng mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,…

Về lâu dài ảnh hưởng đến cả khớp thái dương hàm, cấu trúc khuôn mặt,… Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng lệch đường giữa sau niềng răng?

Nguyên nhân niềng răng xong bị lệch nhân trung

Có những nguyên nhân nào dẫn đến việc bị lệch nhân trung sau khi niềng răng?

Thứ nhất là do chỉ định sai phương pháp

Bạn cần lưu ý là không phải trường hợp nào niềng răng cũng có hiệu quả. Nếu nguyên dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn là do xương hàm thì cần phải phẫu thuật chỉnh hàm mới có thể cải thiện được. Lúc này, nếu vẫn niềng răng thì không chỉ không có hiệu quả mà còn ảnh hưởng tới cấu trúc khuôn mặt. Vì vậy trước khi tiến hành chỉnh nha, bạn cần thăm khám thật kĩ cũng như chụp X-quang để xác định chính xác nguyên nhân là do răng, xương hàm hay cả răng và xương. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Thứ hai là sai kỹ thuật niềng răng

Niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt đều đòi hỏi cao về tay nghề bác sĩ chỉnh nha.  Niềng răng là cả quá trình dài và không hề đơn giản, bác sĩ phải biết kiểm soát tốt lực tác động lên răng và điều chỉnh được lực kéo phù hợp với sự thay đổi của răng. Nếu bác sĩ tăng lực siết răng quá mạnh sẽ khiến lợi bị tụt, xương ổ răng bị tiêu dần và ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.

Ngược lại, nếu lực siết quá yếu sẽ làm các răng di chuyển không đồng nhất, ảnh hưởng lớn đến tiến trình niềng răng cũng như hiệu quả lâu dài. Cả 2 trường hợp này đều có thể khiến nhân trung bị lệch, làm cho khuôn mặt mất thẩm mỹ hơn trước.

Thứ ba là thiết bị nha khoa không đạt chuẩn, kém chất lượng

Bên cạnh trình độ, chuyên môn của bác sĩ thì thiết bị nha khoa hiện đại cũng góp phần lớn vào sự thành công của một ca niềng răng. Nếu như mắc cài được sử dụng là loại kém chất lượng sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra những sai lệch trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Từ đó, ca niềng răng của bạn không thể đạt được hiệu quả cao, thậm chí còn xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, hãy tìm hiểu và lựa chọn kĩ nha khoa mà bạn sẽ thực hiện niềng răng nhé.

Thứ tư là gặp các sự cố trong quá trình niềng răng

Tuy không quá phổ biến nhưng đây cũng một trong những nguyên nhân khiến niềng răng xong bị lệch nhân trung. Các sự cố có thể xảy ra khi niềng răng bao gồm té ngã, gãy hàm, vỡ răng,… Khi gặp những chấn thương như vậy thì cơ mặt cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, hàm bị lệch làm mất cân đối khuôn mặt.                                                                                                                  Trên đây là những nguyên nhân có thể dẫn tới việc niềng răng xong bị lệch nhân trung. Bạn cần lưu ý để ca niềng răng của mình đạt được hiệu quả như mong đợi.

Lệch nhân trung sau khi niềng răng được khắc phục như thế nào?

Niềng răng là một quá trình dài để răng ổn định ở vị trí mới. Khi đã ổn định thì niềng răng xong bị lệch nhân trung rất khó khắc phục. Bạn sẽ phải mất thời gian dài, có thể tương đương với thời gian niềng răng hoặc hơn thế và chi phí phát sinh khá nhiều. Tốt nhất là bạn nên đến nha khoa thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Lần này thì bạn cần đặc biệt lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo các yếu tố về bác sĩ điều trị và thiết bị nha khoa hỗ trợ. Dựa trên tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương án điều trị phù hợp.

Trong trường hợp nặng khi lệch nhân trung quá nhiều hoặc lệch nhân trung do xương thì sẽ phải thực hiện phẫu thuật hàm. Đây là kỹ thuật tương đối phức tạp nên bác sĩ phải có đủ chuyên môn, giàu kinh nghiệm mới có thể điều trị hiệu quả các sai lệch liên quan đến xương hàm.

Để không xảy ra tình trạng bị lệch nhân trung sau khi niềng răng, ngay từ đầu bạn nên lựa chọn nha khoa chất lượng có đội ngũ chuyên môn cao, xác định đúng nguyên nhân răng bị sai lệch và đưa ra chỉ định phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình niềng răng, bạn cũng cần đến tái khám theo lịch hẹn để có những điều chỉnh theo đúng tiến độ.

Đọc thêm: Nhận biết niềng răng hỏng và cách sửa chữa

Niềng răng có cải thiện được tình trạng lệch nhân trung từ trước không?

Niềng răng là phương pháp phù hợp cho những ai đang muốn cải thiện tình trạng lệch nhân trung mà nguyên nhân do răng. Có những trường hợp sai lệch đơn giản do răng bị mất hoặc răng mọc chen chúc, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó khuôn mặt trở nên hài hòa, cân đối hơn. Trường hợp nào nghiêm trọng thì cần tới phương pháp có độ phức tạp và thời gian lâu hơn. Như vậy niềng răng sẽ chỉ có hiệu quả trong trường hợp bị lệch nhân trung do răng mọc sai lệch gây ra.

Cần làm gì để phòng ngừa lệch nhân trung khi niềng răng?

Trước khi niềng răng, hãy thăm khám kĩ càng tình trạng của bản thân để xác định rõ nguyên nhân gây ra lệch nhân trung là do đâu. Nếu do răng mọc lệch, sai vị trí thì bạn chỉ cần niềng răng là có thể cải thiện được. Nếu là do xương hàm thì giải pháp là phẫu thuật chỉnh hàm chứ niềng răng hoàn toàn không khắc phục được. Trong trường hợp lệch nhân trung do cả răng và xương thì cần kết hợp phẫu thuật và niềng răng để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lệch đường giữa sau khi niềng răng là bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật. Vì thế hãy tham khảo nhiều nơi cũng như hỏi những thông tin chi tiết về bác sĩ niềng răng cho mình là ai? Có những bằng cấp, chứng chỉ gì? Kinh nghiệm thế nào? Đây là quyền lợi của bạn. Điều này cũng sẽ giúp bạn an tâm và tin tưởng vào bác sĩ của mình trong suốt quá trình chỉnh nha.

Khi thực hiện chỉnh nha, bạn cần lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách. Lựa chọn bàn chải có lông mềm và chải răng nhẹ nhàng. Hạn chế các tác động mạnh đến răng. Không nên tham gia các trò chơi hay môn thể thao vận động mạnh để tránh va chạm hay gây chấn thương trong thời gian niềng răng.

Bên cạnh đó, bạn cần tránh ăn các đồ ăn quá cứng, dẻo, dai mà phải dùng lực cắn xé quá nhiều. Việc này có thể dẫn đến lệch mắc cài, làm răng dịch chuyển sai vị trí.

Nếu có hiện tượng bung tuột mắc cài, hay gặp bất kỳ vấn đề răng miệng nào khác thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có những điều chỉnh kịp thời, tránh làm chậm quá trình niềng răng. Từ đó sẽ hạn chế được tình trạng niềng răng xong bị lệch nhân trung.

Phương pháp niềng răng cải thiện tình trạng lệch nhân trung

Hiện nay có 2 phương pháp chính là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt.

Niềng răng mắc cài kim loại

Phương pháp này sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung được cố định trong các rãnh mắc cài nhờ dây thun. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, niềng răng mắc cài kim loại truyền thống đã được nâng cấp thành loại có hệ thống nắp trượt tự động, dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài. Từ đó mang lại những trải nghiệm niềng răng thoải mái, dễ chịu hơn đồng thời cũng hạn chế được tối đa tình trạng bụng tuột mắc cài.

Đọc thêm: Mắc cài kim loại thường và tự buộc – nên niềng loại nào?

Niềng răng mắc cài sứ

Phương pháp này sử dụng hệ thống mắc cài làm từ chất liệu sứ cao cấp an toàn cho sức khỏe. Chính vì thế mà luôn bảo đảm được độ thẩm mỹ cao trong suốt quá trình niềng răng, mang đến sự tự tin cho khách hàng. Niềng răng mắc cài sứ cũng có 2 loại là mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự động.

Đọc thêm: Mắc cài sứ ố vàng sau một thời gian phải làm sao?

Niềng răng trong suốt

Phương pháp này gồm nhiều khay niềng trong suốt được thiết kế riêng cho từng khách hàng. Ưu điểm là có thể tháo lắp dễ dàng khi ăn uống, vệ sinh răng miệng, mang lại nhiều tiện lợi, sự thoải mái cho người dùng. Trên thị trường có nhiều thương hiệu khác nhau nhưng Invisalign lại được ưa chuộng nhất bởi chất lượng hàng đầu.

Một ca niềng răng thành công không chỉ phụ thuộc vào chuyên môn của bác sĩ mà còn xuất phát từ cách chăm sóc của bạn. Niềng răng gây ra những rủi ro là điều không ai mong muốn, vì vậy hãy thật cẩn thận trong suốt quá trình chỉnh nha. Khi thấy những dấu hiệu bất thường, cần đến ngay nha khoa để giải quyết kịp thời. Không nên kéo dài lâu vì điều đó có thể gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này. 

]]>
https://tamitop.com/nieng-rang-xong-bi-lech-nhan-trung-164/feed/ 0
Lưu ý khi đeo thun liên hàm có thể bạn chưa biết https://tamitop.com/luu-y-khi-deo-thun-lien-ham-155/ https://tamitop.com/luu-y-khi-deo-thun-lien-ham-155/#respond Fri, 29 Oct 2021 04:02:25 +0000 https://tamitop.com/?p=155 Trong các khí cụ thì thun liên hàm đóng vai trò nhất định giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, đúng với phác đồ trị liệu đã đề ra. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ thun liên hàm là gì? Công dụng của chúng ra sao? Những lưu ý khi đeo thun liên hàm? Đầy đủ thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ở trên nhé!

Giải đáp cụ thể thun liên hàm là gì?

Thun liên hàm là loại thun làm từ cao su với tính dẻo dai, thường được sử dụng trong khi chỉnh nha. Khi kết hợp sản phẩm này với các khí cụ khác giúp điều chỉnh răng dịch chuyển đến vị trí mong muốn nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Sử dụng thun liên hàm có thể dùng 1 sợi hoặc nhiều sợi tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người. Điều này phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Một số trường hợp cần đeo thun liên hàm như: răng bị khấp khểnh, răng mọc lệch, khớp cắn bị hở, răng mọc quá cao so với xương hàm…

Vì sao cần đeo thun liên hàm khi niềng răng?

Như bạn đã biết thì khi niềng răng cần kết hợp nhiều loại khí cụ mà mỗi sản phẩm đều có chức năng riêng và thun liên hàm cũng không ngoại lệ. Thun liên hàm giúp chỉnh khớp cắn giữa hàm trên với hàm dưới sao cho hoàn hảo nhất. Ngoài ra, chúng kéo cả răng khấp khểnh, răng mọc lệch… về đúng vị trí trên cung hàm.

Trong quá trình dịch chuyển, nhờ hệ thống khí cụ như mắc cài, dây cung nên các răng cũng đi theo lộ trình tính toán ban đầu. Nhưng một số trường hợp khớp cắn không khớp giữa hai hàm. Đó là lý do vì sao cần dùng thun liên hàm, gắn 1 đầu ở hàm trên với hàm dưới tạo lực căng kéo chúng gần với nhau hơn.

Đọc thêm: So sánh mắc cài tự đóng và mắc cài thường

Lịch sử ra đời và các loại thun liên hàm hiện nay

Nghe đến thun liên hàm, nhiều người tưởng rằng mới được sử dụng thời gian gần đây nhưng sự thật chúng có lịch sử rất lâu đời. Theo nghiên cứu, chất liệu cao su tự nhiên xuất hiện trong nền văn hóa Maya và Inca cổ đại. Đến thời của Charles Goodyear thì phát triển tốt hơn. Người sử dụng thun liên hàm điều chỉnh răng đầu tiên gọi tên Henry Albert Baker. Nhưng chúng lại hấp thụ nước và độ đàn hồi giảm nhanh nên đến những năm 1960 mới ngày càng được cải tiến phù hợp.

Hiện nay, thun liên hàm được chia làm 3 loại chính là:

– Thun liên hàm loại 1

Thun liên hàm loại 1 thường được sử dụng ở khe hở của răng. Chúng đặt giữa các kẽ răng, móc nối từ răng cối thứ nhất hoặc thứ hai ở hàm trên hoặc răng nanh hàm trên.

– Thun liên hàm loại 2

Thun liên hàm loại 2 được dùng từ răng hàm dưới thứ nhất cho đến răng nanh hàm trên và củng cố neo trong trường hợp nhổ răng. Ngoài ra, chúng dùng để dịch chuyển răng cửa hàm trên về phía sau, điều chỉnh độ lệch đường giữa khi kéo răng về 2 bên.

– Thun liên hàm loại 3

Thun liên hàm loại 3 được dùng để điều chỉnh khe hở dưới bằng cách rút lại răng dưới và nâng răng phía trên lên.

Mỗi loại thun liên hàm đảm nhận những vị trí khác nhau. Để biết chính xác cần sử dụng loại nào thì bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn nhé!

Có phải ai cũng đeo thun liên hàm không?

Nếu đang băn khoăn ai chỉnh nha cũng phải đeo thun liên hàm không thì câu trả lời là không. Vì mỗi người có một tình trạng răng miệng khác nhau. Chỉ khi bác sĩ chỉ định cần đeo thun liên hàm thì lúc đó bạn mới cần.

Thời điểm đeo thun liên hàm cũng không cố định, có thể nhanh hoặc chậm. Nếu răng của người niềng đã đảm bảo về khớp cắn thì bạn chỉ cần đeo trong thời gian ngắn. Còn nếu răng vẫn còn khấp khểnh, lệch lạc nhiều thì thời gian đeo thun sẽ lâu hơn. Các trường hợp cần đeo thun liên hàm bác sĩ sẽ tư vấn ngay khi niềng răng. Thời gian đeo chính xác cũng được thông báo sau khi đã kiểm tra cẩn thận.

Thông thường thời gian đeo thun liên hàm mỗi ngày là khoảng 20 giờ. Bạn cần đeo theo cả lúc đi ngủ và nên bỏ ra lúc ăn uống, vệ sinh răng miệng.

Tìm hiểu thêm về:

Cách đeo thun liên hàm chuẩn nhất

Vì độ co giãn của thun liên hàm chỉ kéo giãn trong thời gian ngắn nên bạn sẽ cần thường xuyên thay đổi khí cụ này mỗi ngày. Cách đeo thun liên hàm cũng không quá phức tạp.

Đầu tiên, hãy đứng trước gương, mở miệng và xác định chính xác vị trí mà bác sĩ đã chỉ định gắn vào răng nào, hàm trên hay hàm dưới. Sau đó dùng 2 tay đặt đúng vào nơi đó.

Còn để phòng trừ trường hợp hay quên, ngay khi bác sĩ thực hiện, bạn có thể quay video hoặc ghi chép vào sổ cẩn thận. Sau này mở ra xem là giải quyết ngay được vấn đề.

Những lưu ý khi đeo thun liên hàm

Với khí cụ còn khá mới thì lưu ý khi sử dụng thun liên hàm dưới đây là đặc biệt cần thiết, mọi người “note” lại ngay nhé!

Cách xử lý khi đeo thun liên hàm bị đau

Giống như các khí cụ khác, nhiều người cũng lo lắng khi đeo thun liên hàm sẽ có cảm giác đau nhức. Thực tế điều này xảy ra trong khoảng vài ngày đầu. Nguyên nhân là bởi chúng đang thực hiện chức năng trợ lực, kéo răng dần về vị trí như mong muốn. Tuỳ vào cơ địa, sức khoẻ mỗi người mà ngưỡng chịu đau cũng không giống nhau. Nhưng đừng quá lo lắng vì sau đó bạn sẽ quen ngay nhé.

Khi những cơn đau xuất hiện, hãy chườm ngay đá lạnh hoặc chườm nóng nhằm giảm bớt cảm giác khó chịu này. Đừng tự ý tháo thun ra vì điều này càng làm cho mắc cài, dây cung bị sai lệch, không đảm bảo kết quả chỉnh nha.

Cách xử lý khi không may nuốt phải thun liên hàm

Vì đeo liên tục và có lúc phải trò chuyện hoặc vận động nên đôi khi không cẩn thận bạn vô tình nuốt phải thun liên hàm. Nếu vậy cũng đừng lo lắng vì thun liên hàm làm từ cao su tự nhiên nên an toàn tuyệt đối cho cơ thể. Bạn nuốt phải chỉ thời gian ngắn sẽ bị đào thải ra bên ngoài.

Những lưu ý khác khi dùng thun liên hàm

  • Hãy thay thun tại nhà khoảng 2 – 3 lần/ngày nhằm đảm bảo độ đàn hồi của chúng luôn ở trạng thái tốt nhất. Thời gian thay thun tối thiểu là 12 tiếng/lần.
  • Đừng há miệng quá to sẽ kéo căng dây thun có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường khác.
  • Trước khi thay thun liên hàm, mọi người nhớ vệ sinh tay, khoang miệng và khí cụ sử dụng sạch sẽ.
  • Đừng tự ý đeo cùng lúc nhiều thun liên hàm vì có thể làm cho răng chịu áp lực lớn. Hãy tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng, hãy tháo thun ra trước để không thấy vướng víu, khó chịu.
  • Tuân thủ đúng với lịch tái khám bác sĩ.

Thun liên hàm là khí cụ quan trọng khi chỉnh nha giúp bạn sớm sở hữu hàm răng như ý muốn. Do vậy nên khi sử dụng hãy chú ý những điều ở trên nhé.

]]>
https://tamitop.com/luu-y-khi-deo-thun-lien-ham-155/feed/ 0
Tác dụng của chun chuỗi – trước khi niềng răng nhất định phải biết https://tamitop.com/tac-dung-cua-thun-chuoi-144/ https://tamitop.com/tac-dung-cua-thun-chuoi-144/#respond Fri, 29 Oct 2021 04:00:02 +0000 https://tamitop.com/?p=144 Nếu tìm hiểu các loại khí cụ trong chỉnh nha, chắc hẳn bạn đã nghe đến chun chuỗi. Vậy chun chuỗi là gì? Tác dụng chính là gì và có phải ai cũng phải dùng không? Nếu đang băn khoăn những điều trên thì đừng bỏ qua thông tin cụ thể dưới đây nhé!

Giải đáp chun chuỗi là gì? Tác dụng của thun chuỗi

Chun chuỗi hay thun chuỗi có tên tiếng Anh rất đa dạng: Power/ Energy/ Memory Chain. Chúng là một dải cao su nhiều vòng hình chữ O được kết nối với nhau.

Nhiều người không hiểu công dụng chính của khí cụ này là gì? Nếu thun tách kẽ dùng để tách kẽ răng khi cần thiết thì chun chuỗi đảm nhận công việc ngược lại là đóng các khoảng trống, không để cho khoảng trống rộng thêm giữa hai hay nhiều răng khi niềng răng. Khí cụ này sẽ gia tăng thêm lực hơn so với chỉ dùng mắc cài, dây cung nên có thể rút ngắn thời gian trị liệu. Thậm chí trong trường hợp răng thưa, bác sĩ sẽ dùng chun chuỗi với công cụ khác nhằm nắn chỉnh răng từ từ đến khi chúng đều, khít hoàn toàn.

Những trường hợp nào cần đeo chun chuỗi?

Không phải ai cũng cần đeo chun chuỗi mà tuỳ thuộc vào trường hợp của mỗi người. Có thể thời gian đầu khi niềng răng chưa cần đến khí cụ này, nhưng sau một thời gian khi răng đã thẳng hàng hơn thì chun chuỗi dùng để đóng các khe hởi trên toàn bộ hàm răng hoặc giữ cho khe hở không rộng ra.

Do vậy, với các trường hợp sau, bác sĩ sẽ ưu tiên dùng chun chuỗi để giúp cho kết quả niềng răng đạt kết quả tốt nhất.

  • Người có các răng bị xoay hoặc bị khấp khểnh
  • Người có một vài chiếc răng bị thưa hoặc cả hàm răng thưa
  • Người cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống cho các khí cụ…

Xem đầy đủ: Các trường hợp cần nhổ răng khi niềng

Tìm hiểu các loại chun chuỗi khác nhau

Cũng giống như nhiều loại thun khác thì chun chuỗi được làm từ cao su tự nhiên nên thân thiện và an toàn với sức khoẻ, có chất lượng cao, độ bền tốt. Chúng cũng đàn hồi hoàn hảo nên mới được tin tưởng sử dụng.

Hiện nay, chun chuỗi sở hữu tới 28 màu sắc khác nhau thoải mái cho mọi người lựa chọn. Chúng kháng lại sự nhiễm màu, vết dính, không sợ thấm nước.

Ngoài ra, dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, chun chuỗi được phân chia thành các dạng:

– Dựa vào kích thước: Có chun chuỗi ngắn – chun chuỗi dài – chun chuỗi liên tục (short- long – continuous)

  • Chun chuỗi ngắn: Là các sợi thun có thể là 3,4 vòng và gắn kết vài răng với nhau.
  • Chun chuỗi dài: Là các sợi thun dài hơn, gắn kết nhiều răng hơn, thậm chí cả hàm.
  • Chun chuỗi liên tục: Chỉ sử dụng 1 chun duy nhất, không có khoảng trống giữa các vòng trong chun. Mỗi chun chỉ gắn kết 2 răng liền kề nhau.

– Dựa theo kích lực: Có thun chuỗi nhẹ – thun chuỗi nặng – thun chuỗi trung bình.

– Dựa theo các loại niềng răng: Có thun chuỗi mỏng cho niềng răng mắc cài mặt lưỡi, thun chuỗi sợi dày…

Việc sử dụng chun chuỗi phụ thuộc vào kế hoạch trị liệu của mỗi người. Lúc đầu bạn dùng loại này nhưng giai đoạn sau có thể loại khác. Do vậy điều này phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ nhé!

Hướng dẫn cách đeo chun chuỗi chuẩn

Quá trình đeo chun chuỗi cũng không quá khó khăn như nhiều người vẫn thường nghĩ. Lúc đầu bác sĩ sẽ là người thực hiện công việc này ở phòng khám. Nhưng trong khi sinh hoạt, ăn uống chẳng may chun tuột ra thì bạn cũng có thể tự làm tại nhà.

– Đeo chun chuỗi giữa hai răng

Để đeo chun chuỗi giữa 2 răng, bạn cần dùng chun chuỗi liên tục. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Dùng khí cụ chuyên khoa hoặc dùng nhíp móc 1 đầu chun vào đầu bên này của mắc cài.
  • Bước 2: Sau đó kéo căng ra, móc đầu còn lại vào mắc cài của chiếc răng còn lại.

– Đeo chun chuỗi giữa nhiều răng

Để đeo chun chuỗi giữa nhiều răng, bạn chuẩn bị 1 đoạn chun nhưng dài hơn, có nhiều mắt hơn.

  • Bước 1: Dùng khí cụ nha khoa hoặc dùng nhíp, móc 1 đầu chun vào mắc cài của chiếc răng đầu tiên
  • Bước 2: Sau đó kéo chun chuỗi căng ra, tiếp tục móc đầu còn lại vào mắc cài của chiếc răng còn lại. Bạn làm lần lượt tới khi kết thúc.

Khi đeo chun chuỗi, bạn có thể quan sát kỹ cách làm của bác sĩ. Nên quay video hoặc ghi chép cẩn thận rồi tự thực hiện tại nhà. Nếu mà thấy khó khăn quá thì nên quay lại phòng khám để gặp bác sĩ nhé!

Đeo chun chuỗi có đau, có khó chịu không?

Thời gian đầu khi đeo chun chuỗi, bạn có thể hơi đau một chút. Tuy nhiên, chúng chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu, hoàn toàn nằm trong ngưỡng đau mà mọi người chịu đựng được. Nếu cảm thấy khó chịu hơn thì dùng thêm thuốc giảm đau kê đơn như Acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen… theo chỉ định của bác sĩ.

Việc đeo chun chuỗi không có gì đáng sợ và các chuyên gia sẽ chỉ dẫn cho bạn cách vượt qua chúng một cách êm đẹp, thoải mái nhất.

Đeo chun chuỗi trong thời gian bao lâu?

Thời gian đeo chun chuỗi có thể kéo dài trong vài tuần đến vài tháng. Điều này phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên hãy yên tâm rằng nếu thấy thời gian đeo chun chuỗi đã đủ, các răng đã sát khít lại với nhau như phác đồ điều trị đề ra thì bác sĩ sẽ tháo ra, không để bạn cảm thấy bất tiện.

Những điều cần lưu ý khi đeo chun chuỗi

Đeo chun chuỗi có thể trong thời gian dài, vậy nên chú ý một chút khi chăm sóc răng miệng, chế độ ăn uống cũng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng

  • Bạn nên đánh răng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hết thức ăn thừa còn tích tụ quanh mắc cài, chun chuỗi dễ dẫn tới mảng bám.
  • Hãy chải răng nhẹ nhàng, dùng bàn chải có lông mềm, bàn chải kẽ hoặc bàn chải điện thì càng tốt. Thao tác cẩn thận giữa mắc cài và chun chuỗi.
  • Nên dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ hết thức ăn còn mắc kẹt trong kẽ răng.
  • Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng lần cuối cùng để đảm bảo rằng vi khuẩn không còn tích tụ.
  • Sau khi đã hoàn thành vệ sinh răng miệng, hãy kiểm tra lại mắc cài, chun chuỗi trong gương.

Chế độ ăn uống hợp lý

  • Nên ăn các loại đồ ăn mềm như cháo, miến, bún, sữa chua, phô mai, nước sinh tố, nước ép hoa quả, bánh mì mềm…
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm quá dính dễ bị mắc lại, quá cứng có thể làm đứt chun chuỗi hoặc thực phẩm nhiều đường sẽ thúc đẩy hình thành mảng bám nhanh hơn.

Thăm khám theo chỉ định của bác sĩ

Khi niềng răng, bạn nên đến thăm khám theo đúng lịch của bác sĩ. Còn nếu không may bị đứt thun chuỗi mà chưa xử lý được thì nên đến phòng khám nha khoa để điều chỉnh lại.

Chun chuỗi là khí cụ quen thuộc trong quá trình chỉnh nha. Tác dụng của chun chuỗi có rất nhiều, trong đó quan trọng nhất là kéo gần khoảng cách giữa các răng. Hi vọng những thông tin ở trên giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng cũng như lưu ý khác nhé!

Tham khảo từ: Trường hợp nào cần dùng thun chuỗi – bác sĩ Đức – nha khoa Thúy Đức

]]>
https://tamitop.com/tac-dung-cua-thun-chuoi-144/feed/ 0
Mách bạn 10 loại bàn chải tốt nhất cho người niềng răng https://tamitop.com/nieng-rang-dung-ban-chai-gi-128/ https://tamitop.com/nieng-rang-dung-ban-chai-gi-128/#respond Fri, 29 Oct 2021 03:51:53 +0000 https://tamitop.com/?p=128 Trong quá trình niềng răng có sử dụng các khí cụ nên vệ sinh răng miệng sẽ gặp đôi chút khó khăn. Làm sạch khoang miệng vừa giúp loại bỏ thức ăn thừa dính trên mắc cài, vừa hạn chế tối đa bệnh lý phát sinh nhu sâu răng, viêm nha chu… Nếu đang băn khoăn: Niềng răng dùng bàn chải gì? thì đừng bỏ qua thông tin cụ thể dưới đây với gợi ý các sản phẩm tốt nhất nhé!

Niềng răng dùng bàn chải gì?

Với người niềng răng, bàn chải càng nhỏ lại càng giúp làm sạch tốt hơn. Lông bàn chải mềm, mảnh cho phép đi vào các khe giữa của răng và đường viền nướu. Thêm vào đó, nếu người chỉnh nha là các bé thì bàn chải nhỏ sẽ thuận tiện hơn. Dưới đây là 3 loại bàn chải hữu ích nhất:

Bàn chải rãnh

Bàn chải rãnh có thiết kế hình dáng tương tự như bàn chải thường. Nhưng điểm khác biệt là có đường rãnh giúp chải sạch mắc cài dễ dàng hơn. Các sợi lông mềm mỏng cũng giúp quá trình vệ sinh răng miệng đạt chuẩn.

Bàn chải kẽ

Bàn chải kẽ là sản phẩm không thể thiếu, được bác sĩ khuyên dùng với người niềng răng. Chúng có hình dáng trụ hoặc hình nón nhỏ để chải giữa kẽ răng và mắc cài. Bàn chải này có nhiều kích cỡ, hình dáng khác nhau.

Bàn chải kẽ thường dễ sử dụng nhưng nên chọn đúng kích cỡ. Nếu bàn chải quá nhỏ thì không hiệu quả còn nếu quá lớn sẽ làm tổn thương nướu răng. Nhiều bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng 2 kích cỡ bàn chải: Một cho những răng lớn và một răng nhỏ ở trong.

Bàn chải điện

So với hai loại bàn chải trên, bàn chải điện có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Trước tiên đó là khả năng loại bỏ mảng bám hiệu quả.

Có 2 loại bàn chải điện khác nhau là đầu xoay và đầu rung. Đầu xoay chuyển động tròn là sản phẩm bạn nên sử dụng. Chúng dễ dàng làm sạch vụn thức ăn ở sâu bên trong khoang miệng. Còn loại đầu rung là bàn chải đánh răng sonic với tần số cao, đẩy mảnh thức ăn bị mắc kẹt ra ngoài. Tuy nhiên, nha sĩ khuyên bạn không nên dùng sản phẩm này vì nó kém hiệu quả hơn với người niềng răng.

Xem thêm: 4 trợ thủ đắc lực khi vệ sinh răng miệng cho người niềng răng

Mách bạn các loại bàn chải tốt nhất cho người niềng răng

1. Bàn chải rãnh Curaprox CS 5460 Ultra Soft

Đặt mua TẠI ĐÂY

Bàn chải rãnh Curaprox CS 5460 Ultra Soft được cấu tạo gồm 5460 sợi Curen siêu mềm được phân bố dày đặc khắp bề mặt giúp việc loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn. Đầu bàn chải thiết kế nhỏ gọn, độ cong vừa phải dễ tiếp cận được các vùng khó chải hơn như góc hàm, mặt sau của răng. Tay cầm có hình bát giác cũng giúp chải răng theo góc 45 độ đơn giản.

Đây là sản phẩm đến từ thương hiệu Curaprox của công ty Curaden Thuỵ Sỹ vốn đã rất nổi tiếng trên thế giới. Curaden được thành lập từ năm 1940 cũng là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng, đặc biệt là bàn chải làm sạch kẽ răng.

Giá tham khảo: Bộ 3 bàn chải Curaprox CS 5460 Ultra Soft khoảng 276.000 đồng/bộ.

2. Bàn chải rãnh Sky Orthodontic V Trim Cleansing

Dòng sản phẩm bàn chải của Sky có nhiều màu sắc và lông chải khác nhau, một trong số đó phải kể đến bàn chải rãnh Sky Orthodontic V Trim Cleansing. Sản phẩm này có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Phần lông chải làm từ chất liệu nilon siêu mềm.
  • Thiết kế 1 hàng lông ở giữa thấp hơn giúp làm sạch dây cung dễ dàng.
  • Đầu bàn chải nhỏ nên chạm tới nhiều vị trí mà bị mắc cài cản trở.
  • Thích hợp cho cả người lớn và trẻ em.

Tuy không hiện đại nhưng Sky Orthodontic V Trim Cleansing vẫn được biết đến với khả năng làm sạch mảng bám vượt trội rất thích hợp cho người niềng răng.

Giá tham khảo: Bàn chải rãnh Sky Orthodontic V Trim Cleansing khoảng 80.000 đồng/sản phẩm.

3. Bàn chải rãnh Kin Orthodontics

Bàn chải rãnh Kin Orthodontics là sản phẩm có xuất xứ từ hãng Laboratorios Kin S.A của Tây Ban Nha. Toàn bộ quá trình sản xuất đều đạt chuẩn chất lượng châu Âu với sợi lông mềm mại, có độ bền cao.

Phần đầu thiết kế tròn, nhỏ dần về phía trên nên dễ dàng vệ sinh các góc hàm hoặc mặt sau của răng. Tay cầm cũng chắc chắn hạn chế bị trơn trượt trong lúc đánh răng. Sản phẩm làm từ nhựa Copolyester Elastomer thân thiện với môi trường, an toàn cho người bệnh. Nắp bàn chải có màu trong suốt, bảo vệ bàn chải khỏi vi khuẩn bên ngoài.

Các ưu điểm vượt trội của bàn chải rãnh Kin Orthodontics

  • Làm sạch mảng bám gấp 2 lần so với bàn chải thường
  • Tác động nhẹ nhàng cho cả răng và nướu với người đang niềng răng
  • Phù hợp với cả người lớn và trẻ em

Giá tham khảo: Bàn chải rãnh Kin Orthodontics khoảng 140.000 đồng/sản phẩm.

4. Bàn chải rãnh Trisa Bracket Clean

Theo nhiều người niềng răng chia sẻ thì họ hay bị sợi cước mắc kẹt trong mắc cài, gây cảm giác khó chịu, cũng không dễ làm sạch mảng bám bên trong. Hiểu được điều đó nên hãng Trisa đến từ Thuỵ Sĩ đã sản xuất mẫu bàn chải dành riêng cho người niềng răng, đó là Trisa Bracket Clean.

Những ưu điểm vượt trội của sản phẩm:

  • Phần đầu bàn chải mỏng, nhỏ gọn, dễ tiếp cận với các vị trí khuất bên trong khoang miệng, dễ dàng loại bỏ vi khuẩn.
  • Các sợi cước Bi-level ưu việt tạo cảm giác thoải mái với người sử dụng
  • Sợi cước ngắn bên trong làm sạch mắc cài, sợi cước ngoài dài hơn thì làm sạch răng, bảo vệ nướu
  • Tay cầm cũng được thiết kế cầm thoải mái, dễ dàng khi điều khiển

Giá tham khảo: Bàn chải rãnh Trisa Bracket Clean khoảng 79.000 đồng/sản phẩm.

5. Bàn chải kẽ Curaprox Ortho Pocket Set

Đặt mua TẠI ĐÂY

Bàn chải kẽ Curaprox Ortho Pocket Set chắc chắn là sản phẩm không thể thiếu với người niềng răng vì chúng được thiết kế riêng biệt khi tiếp xúc được khoảng trống giữ kẽ răng và làm sạch mảng bám bên trong. Bên cạnh đó còn ngăn ngừa hôi miệng, sâu răng, viêm nướu khi tích tụ vi khuẩn.

Phần tay cầm UHS 451 làm từ chất liệu nhựa ABS an toàn kèm với 3 đầu thay bàn chải kẽ là CPS 07, CPS 014 và CPS 118 dễ dàng đáp ứng nhu cầu kích cỡ của răng và mắc cài. Đi kèm với bộ sản phẩm còn có 1 thanh sáp nha khoa Curaprox dài 5cm giúp bạn xử lý trong những tình huống phát sinh. Hộp đựng kiểu dáng thời trang gọn nhẹ cùng 4 màu là xanh lá, cam, hồng, tím là điểm yêu thích của nhiều khách hàng.

Giá tham khảo: Bộ bàn chải kẽ Curaprox Ortho Pocket Set khoảng 212.000 đồng/bộ.

6. Bàn chải kẽ Okamura Asahi

Đặt mua TẠI ĐÂY

Bàn chải kẽ Okamura Asahi là sản phẩm đến từ Nhật Bản có thiết kế từ sợi nilon bền bỉ giúp lấy đi các mảng bám dễ dàng hơn, phòng ngừa được bệnh viêm nha chu, hôi miệng.

Cũng bởi sử dụng dễ dàng, đặc biệt giá thành cực ưu đãi nên nhiều khách hàng rất tin tưởng lựa chọn bàn chải kẽ Okamura.

Giá tham khảo: Bàn chải kẽ Okamura Asahi khoảng 29.000 – 50.000 đồng/sản phẩm.

7. Bàn chải kẽ Medicare

Bàn chải kẽ Medicare là sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam và đã nhanh chóng chứng tỏ sức hút của bản thân. Một vỉ có 5 bàn chải kẽ khác nhau, dễ dàng loại bỏ mảng bám hiệu quả chỉ với 1 lần sử dụng duy nhất.

Giá tham khảo: Bàn chải kẽ Medicare khoảng 30.000 – 50.000 đồng/bộ sản phẩm.

8. Bàn chải kẽ Dr.Polir

Đặt mua TẠI ĐÂY

Bàn chải kẽ Dr.Polir được sản xuất theo công nghệ của Nhật Bản, làm từ sợi nylon, thép không gỉ, nhự PE… Đây cũng là sản phẩm được khuyến khích dành cho người niềng răng nhằm bảo vệ sức khoẻ răng miệng tốt nhất. Mỗi gói gồm có 6 chiếc với dạng chữ L rất dễ sử dụng.

Giá tham khảo: Bàn chải kẽ Dr.Polir khoảng 30.000 – 50.000 đồng/gói.

9. Bàn chải điện Oral-B Vitality 100 Cross Action

Đặt mua TẠI ĐÂY

Bàn chải điện Oral-B Vitality 100 Cross Action là sản phẩm thích hợp cho người bắt đầu niềng răng bao gồm: 1 bàn chải đánh răng điện, 1 đầu bàn chải, 1 đế sạc cho bàn chải, tài liệu hướng dẫn. Theo khảo sát thì bàn chải điện Oral-B Vitality 100 Cross Action được 90% nha sĩ trên thế giới khuyên dùng.

Các ưu điểm nổi bật nhất của sản phẩm là:

  • Phần đầu bàn chải Cross Action xoay tròn đều bao quanh các răng với lông bàn chải nghiêng 16 độ.
  • Động cơ mạnh, xoay đảo được hai chiều nên dễ dàng làm sạch bề mặt, bên trong răng và nướu răng, loại bỏ mảng bám giữa các vết khe, kẽ, chân răng.
  • Tốc độ chải quay 60 độ ngược chiều đồng hồ trong khoảng 7.600 lần/phút mà không làm tổn thương răng nướu.
  • Thiết kế tay cầm chắc chắn, bọc lót cẩn thận nên không dễ rơi.

Giá tham khảo: Bàn chải điện Oral-B Vitality 100 Cross Action khoảng 990.000 đồng/sản phẩm.

10. Bàn chải điện Philip Sonicare Protective Clean 5100

Đặt mua TẠI ĐÂY

Bàn chải điện Philip Sonicare Protective Clean 5100 cũng rất được nhiều người yêu thích với khả năng loại trừ mảng bám gấp 7 lần so với bàn chải thường. Lông bàn chải chất lượng cao có thể hạn chế chảy máu nướu lợi gấp 5 lần, cải thiện sức khoẻ răng lợi gấp 6 lần chỉ trong 2 tần. Rung sóng ấm là 31.000 lần/phút. Phần tay cầm tích cảm chế độ cảm biến nhắc nhở khi bạn chải quá mạnh tay. Có 3 chế độ chải khác nhau là: Clean – Chải bình thường, White – Chải trắng răng, Gum Care – Chải massage nướu/lợi, thêm 1 phút chải tốc độ nhẹ để massage nướu/lợi.

Một bộ sản phẩm bàn chải điện Philip Sonicare Protective Clean 5100 bao gồm:

  • 1 tay bàn chải Philips Sonicare Protective Clean 5100 Gum Health
  • 1 hộp plastic đựng bàn chải khi đi du lịch
  • 1 đầu bàn chải G2 Optimal Gum Care + 1 nắp nhựa bảo vệ đầu bàn chải
  • 1 đế sạc du lịch
  • Sách hướng dẫn sử dụng

Giá tham khảo: Bàn chải điện Philip Sonicare Protective Clean 5100 khoảng 2.850.000 đồng/bộ.

Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng chuẩn cho người niềng răng

Vệ sinh răng miệng đúng cách rất quan trọng với người niềng răng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết làm điều đó. Hãy làm tuần tự theo các bước dưới đây để lúc nào cũng sở hữu khoang miệng sạch sẽ nhất nhé!

– Bước 1: Trước tiên, bạn súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ phần thức ăn còn mắc lại trên răng.

– Bước 2: Tiếp theo, sử dụng bàn chải dành riêng cho người niềng răng đã lựa chọn. Đặt bàn chải nghiêng 1 góc 45 độ với nướu. Sau đó di chuyển bàn chải nhẹ nhàng nhằm hạn chế bung sút các mắc cài. Hãy chải theo chiều lên xuống ở cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai.

– Bước 3: Sau đó, dùng bàn chải kẽ nhằm loại bỏ sạch phần mảng bám còn sót lại.

– Bước 4: Sử dụng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước giúp loại bỏ mảng bám triệt để nhất.

– Bước 5: Cuối cùng, dùng nước súc miệng nhằm giữ cho hơi thở thơm mát nhất.

Bên cạnh đó, nhớ đánh răng khoảng 2,3 lần/ngày sau bữa ăn và 3 tháng thay đầu bàn chải hoặc bàn chải một lần nhé!

Với người niềng răng, quá trình chăm sóc răng miệng đòi hỏi sự tỉ mỉ hơn nhằm làm sạch khoang miệng hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến khí cụ chỉnh nha, hạn chế các bệnh răng miệng. Hi vọng với những gợi ý các loại bàn chải đánh răng ở trên sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm ưng ý nhất.

]]>
https://tamitop.com/nieng-rang-dung-ban-chai-gi-128/feed/ 0