Đối với những người bị loét dạ dày, mỗi loại thực phẩm đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng để không làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, đồng thời cũng cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất giúp niêm mạc dạ dày nhanh chóng lành lại. Trong số các nhóm thực phẩm, trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào, đóng vai trò thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng phù hợp với người bệnh loét dạ dày. Bài viết này sẽ cung cấp check list hữu ích giúp bạn biết được những loại quả nên ăn – nên kiêng khi bị viêm loét dạ dày.
Mục lục
Viêm loét dạ dày nên ăn quả gì?
Quả bơ
Bạn có biết, axit béo omega-3 trong quả bơ có đặc tính chống viêm, giúp làm dịu các tổn thương ở niêm mạc dạ dày, hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm nguy cơ biến chứng.
Không những vậy, chất chống oxy hóa dồi dào trong quả bơ giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác hại của stress oxy hóa, góp phần ngăn ngừa sự phát triển của vết loét.
Với những ưu điểm này, quả bơ được xem là thực phẩm “thân thiện” với người bị viêm loét dạ dày. Bạn có thể thưởng thức quả bơ trực tiếp hoặc biến tấu thành sinh tố, kem bơ thơm ngon để tăng thêm hương vị và hiệu quả.
Chuối chín
Chuối chứa nhiều vitamin B, E, C, kali và các khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phục hồi cơ thể.
Chuối chín có tính mềm mịn, dễ tiêu hóa, giúp trung hòa axit dạ dày, giảm kích ứng và tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc. Bên cạnh đó, chuối cũng có chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón – vấn đề thường gặp ở người bệnh loét dạ dày.
Nếu bị viêm loét dạ dày, khi ăn chuối cần lưu ý:
- Nên ăn chuối chín mềm, không ăn chuối xanh hoặc chuối chưa chín hẳn vì vị chát của chuối xanh có thể kích thích dạ dày.
- Hạn chế ăn chuối khi đói và không ăn quá 2 quả mỗi ngày.
- Có thể kết hợp chuối với các loại quả khác để làm sinh tố, salad hoặc ăn kèm sữa chua.
Đu đủ chín
Đu đủ chín có chứa một số thành phần rất hữu ích với người bị bệnh dạ dày, cụ thể:
- Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ chín giúp phân hủy protein, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, đặc biệt hiệu quả cho người bị viêm loét dạ dày.
- Lycopene trong đu đủ giúp tăng cường khả năng chống viêm, giảm đau và thúc đẩy quá trình tự làm lành vết loét niêm mạc dạ dày.
Lưu ý:
- Chỉ ăn đu đủ chín, tuyệt đối không ăn đu đủ xanh vì nhựa và papain trong đu đủ xanh có thể bào mòn niêm mạc dạ dày.
- Loại bỏ vỏ và hạt trước khi ăn.
- Ăn 1-2 miếng đu đủ chín mỗi ngày.
- Có thể ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố.
Thanh long
Thanh long chứa oligosaccharides, một loại prebiotic giúp kích thích sự phát triển của lactobacilli và bifidobacteria – hai loại vi khuẩn probiotic quan trọng cho hệ tiêu hóa, từ đó cải thiện sức khỏe đường ruột và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Loại quả này cũng rất giàu chất xơ hòa tan có tác dụng làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón, một vấn đề thường gặp ở người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Chất xơ hòa tan còn giúp kiểm soát đường huyết, giảm cholesterol và thúc đẩy cảm giác no lâu hơn, qua đó hỗ trợ quản lý cân nặng hiệu quả.
Chính vì vậy mà thanh long là loại hoa quả mà người bị viêm loét dạ dày nên cần bổ sung.
Quả lựu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả lựu chứa dồi dào khoáng chất, vitamin và đặc biệt là hợp chất chống oxy hóa Punicalagin. Chất này có khả năng làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm đau nóng rát thượng vị và cải thiện tiêu hóa hiệu quả.
Ăn quả lựu với lượng vừa phải có thể làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày trong thời gian ngắn. Không chỉ vậy, quả lựu còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như giảm đường huyết, giảm cholesterol và phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý một số điểm sau khi sử dụng quả lựu:
- Nên ăn quả lựu đã bỏ hạt hoặc uống nước ép lựu để loại bỏ phần chất xơ từ hạt, tránh gây khó tiêu cho dạ dày.
- Hạn chế ăn lựu vào lúc đói vì có thể gây cồn cào, khó chịu.
Quả lê
Quả lê có hàm lượng chất xơ hòa tan cao, có khả năng giảm lượng axit trong dạ dày và làm giảm triệu chứng đầy hơi.
Ngoài ra, quả lê còn chứa một lượng đáng kể flavonoid và các chất chống oxy hóa, được biết đến với khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột mà còn có lợi cho hệ miễn dịch tổng thể.
Không chỉ vậy, lê còn là nguồn cung cấp phong phú các vitamin B, C, K và khoáng chất thiết yếu như folate, kali, magie, đồng và mangan, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và duy trì sức khỏe lâu dài.
Quả ổi
Ổi cũng là một trong những loại quả mà viêm loét dạ dày nên ăn. Điểm đặc biệt của loại trái cây này là hàm lượng axit hữu cơ thấp, nên nó là lựa chọn thích hợp cho những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Axit hữu cơ thấp giúp giảm nguy cơ kích thích niêm mạc dạ dày, từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm viêm.
Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tiêu thụ ổi khi bụng đói. Lý do là vì, mặc dù hàm lượng axit thấp, ổi vẫn chứa một lượng axit nhất định có thể kích thích tiết dịch vị, gây cảm giác khó chịu và cồn bụng nếu dạ dày không có lớp lót thức ăn.
Cũng không nên ăn quá nhiều để tránh gặp phải tình trạng khó tiêu hoặc táo bón. Đặc biệt, nên loại bỏ vỏ và hạt ổi trước khi ăn để giảm thiểu nguy cơ gây khó tiêu.
Bị viêm loét dạ dày nên kiêng ăn quả gì?
Bên cạnh những loại quả nên ăn, viêm loét dạ dày cũng cần lưu ý tránh hoặc ăn ít các loại quả sau:
Hoa quả có nhiều tính axit
Hoa quả có tính axit cao có thể kích thích dạ dày tiết thêm axit clohydric (HCl), làm tăng nồng độ HCl trong dạ dày, khiến cho pH dạ dày giảm xuống dưới 3.5 . Đây là điều kiện gây kích ứng và tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt nếu niêm mạc đã bị viêm hoặc loét. Từ đó có thể dẫn đến đau dạ dày, chảy máu và các triệu chứng khó chịu khác.
Do đó, người bị viêm loét dạ dày cần hạn chế hoặc tránh ăn hoa quả có tính axit cao như:
- Chanh: Độ pH: 2.00–2.80
- Mận xanh: Độ pH: 2.80–3.40
- Nho: Độ pH: 2.90–3.82
- Quả lựu: Độ pH: 2.93–3.20
- Bưởi: Độ pH: 3.00–3.75
- Việt quất: Độ pH: 3.12–3.33
Ngoài ra, một số loại trái cây khác có tính axit hoặc họ cam quýt cũng cần hạn chế khi bị viêm loét dạ dày:
- Dứa
- Sơ ri
- Mận
- Dâu đen
- Cam, quýt
- Dâu tây
- Cóc
- Xoài chua
- Me
- Mận
- Kiwi
Hoa quả nóng: sầu riêng, mít, nhãn vải
Người bị viêm loét dạ dày cần lưu ý hạn chế sử dụng các loại hoa quả có tính nóng như sầu riêng, mít, nhãn, vải,… để tránh làm tình trạng bệnh thêm nặng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hoa quả nóng có thể gây chướng bụng, khó tiêu, ợ chua và làm tăng áp lực lên dạ dày, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị viêm loét dạ dày.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên hoàn toàn kiêng khem các loại hoa quả này. Thay vào đó, hãy sử dụng với lượng vừa phải và kết hợp cùng các thực phẩm có tính mát như sữa chua, đu đủ chín, hạt chia, nha đam,… để cân bằng tính nóng – lạnh trong cơ thể.
Đọc thêm: Ăn sầu riêng bị đầy bụng nên làm gì?
Quả hồng
Vị chát đặc trưng của quả hồng là do hàm lượng chất tannin cao. Chất này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến người bị viêm loét dạ dày.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tannin và pectin trong quả hồng có tác dụng làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng đến nhu động ruột. Khi ăn quá nhiều hồng, nhất là khi quả chưa chín hoặc ăn lúc đói, các chất này kết hợp với hàm lượng chất xơ cao trong quả hồng sẽ dễ dàng kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, cồn cào, khó chịu,…
Do đó, người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn quả hồng. Nếu muốn ăn, chỉ nên chọn hồng chín kỹ và ăn với lượng vừa phải.
Lưu ý cho người viêm loét dạ dày ăn hoa quả
1. Chọn quả đúng cách:
- Tươi ngon, nguyên vẹn: Ưu tiên quả tươi, không dập nát, da căng mịn, màu sắc tự nhiên. Tránh quả dập úa, hư hỏng, có dấu hiệu bị nấm mốc.
- Độ chín: Nên chọn quả chín tới, không quá xanh hay chín nẫu. Quả xanh có thể chứa nhiều axit kích thích dạ dày, còn quả chín nẫu dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
- Nguồn gốc xuất xứ: Mua hoa quả ở những cửa hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tránh mua quả bán rong, không rõ nguồn gốc.
- Mùa nào quả nấy: Ưu tiên chọn hoa quả theo mùa để đảm bảo độ tươi ngon và hạn chế sử dụng chất bảo quản.
- Loại bỏ phần khó tiêu: Loại bỏ hạt ổi, vỏ táo, hạt lựu,… trước khi ăn để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Hỏi đáp: Đau dạ dày ăn cà tím: Có phù hợp hay không?
2. Ưu tiên loại quả:
- Ít chua: Hạn chế quả có vị chua gắt như chanh, cam, quýt,… vì có thể làm tăng axit dạ dày, gây kích ứng vết loét.
- Mềm, dễ tiêu hóa: Ưu tiên quả mềm, dễ nhai như chuối, bơ, đu đủ,… để giảm áp lực cho dạ dày.
- Giàu chất xơ: Bổ sung quả giàu chất xơ như thanh long, ổi, lê,… giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón.
- Chống oxy hóa: Tăng cường quả chứa nhiều chất chống oxy hóa như việt quất, dâu tây, nho,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phục hồi tổn thương.
3. Cách ăn hoa quả:
- Tránh ăn lúc đói: Nên ăn hoa quả sau ăn chính 30 phút – 1 tiếng để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.
- Rửa sạch kỹ: Rửa hoa quả kỹ dưới vòi nước chảy, ngâm với nước muối pha loãng trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh.
- Gọt vỏ: Gọt vỏ hoa quả, đặc biệt là những quả có vỏ dày hoặc sần sùi để tránh dư lượng thuốc trừ sâu.
- Cắt nhỏ: Cắt hoa quả thành miếng nhỏ vừa ăn để dễ tiêu hóa.
- Nhai kỹ: Nhai kỹ hoa quả trước khi nuốt để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Hạn chế ăn hoa quả sau bữa tối: Tránh ăn hoa quả sát giờ ngủ vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
4. Lưu ý khác:
- Tránh hoa quả ướp vị: Hạn chế các loại quả ướp chua cay, dầm muối ớt, ô mai,… vì có thể kích thích dạ dày.
- Tránh hoa quả sấy khô: Hạn chế hoa quả sấy khô tẩm đường vì có thể gây khó tiêu, đầy bụng.
- Lắng nghe cơ thể: Nếu cảm thấy bất kỳ khó chịu nào sau khi ăn hoa quả, hãy ngừng ăn và tham khảo ý kiến bác sĩ.